Mặc dù hiện nay Bộ Tài Chính đã ban hành chuẩn mực và thông tư
hướng dẫn liên quan đến việc lập BCTC hợp nhất (VAS 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con, thông tư 161/2007- Hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán theo quyết định 149, 165 và 234 của Bộ Tài Chính) nhưng chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn các vấn đề cơ bản về lập BCTC hợp nhất. Do đó, các công ty đã lập BCTC, trong đó BCLCTT hợp nhất được lập dựa trên nền tảng các bước lập như của báo cáo riêng. Tuy nhiên, khi lập BCLCTT hợp nhất cần chú ý đến các yếu tố như: lợi ích của cổ đông thiểu số, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, và trường hợp mua bán các công ty con trong năm.
- Đối với lợi ích của cổ đông thiểu số: cổ tức đã trả cho cổ đông thiểu số nên được trình bày riêng biệt trong luồng tiền từ hoạt động tài chính.
- Đối với công ty liên kết: Các cổ tức nhận được ngoài lợi nhuận của các công ty liên kết nên được trình bày riêng biệt trong luồng tiền từ hoạt động
đầu tư. Luồng tiền thuần vào của tập đoàn được tính bằng lợi nhuận đã ghi trong Bảng cân đối kế toán trừđi cổ tức sẽ trả từ công ty liên kết.
Nếu phát sinh các khoản phải thu, phải trả từ việc mua bán giữa tập
đoàn và công ty liên kết thì khi lập BCLCTT hợp nhất, các khoản phải thu và phải trả này nên được xem như đối với khách hàng bên ngoài. Tuy nhiên, cần tách biệt theo từng nhóm khách hàng để cung cấp thông tin dễ dàng cho người sử dụng.
Trường hợp phát sinh các khoản vay công ty liên kết, mua thêm hoặc bán bớt khoản đầu tư vào công ty liên kết thì luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động này nên được trình bày trong hoạt động đầu tư khi lập BCLCTT hợp nhất.
- Đối với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Nếu phương pháp vốn chủ
kiểm soát thì việc lập BCLCTT hợp nhất tương tự như đối với khoản đầu tư
vào công ty liên kết đã được đề xuất ở trên. Ngược lại, nếu phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ được áp dụng để theo dõi khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát thì khi lập BCLCTT hợp nhất nên bao gồm các khoản đầu tư
cổ phiếu của tất cả các luồng tiền vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. - Đối với việc mua và bán các công ty con trong năm: vì báo cáo kết quả kinh doanh của tập đòan bao gồm kết quả của công ty con nên khi lập BCLCTT hợp nhất của tập đoàn, dù công ty con có thuộc tập đoàn trong suốt năm tài chính hay không thì luồng tiền của công ty con nên được bao gồm trong luồng tiền của tập đoàn trong cùng kỳ kế toán.
Khi mua công ty con, tập đoàn cần phản ánh các khoản thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền vào luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong BCLCTT hợp nhất, và được trình bày riêng.
Trường hợp mua công ty con trong năm làm tăng hàng tồn kho thì khi lập BCLCTT hợp nhất theo phương pháp gián tiếp cần xác định và loại trừ giá trị tăng lên này của hàng tồn kho vì là kết quả của việc hợp nhất. Cụ thể, đầu năm tập đoàn X có lượng hàng tồn kho trị giá 30.000.000 đồng. Trong năm, tập đoàn mua công ty Y với lượng hàng tồn kho được bao gồm trong giá trị tài sản thuần là 12.000.000 đồng. Đến cuối năm, khi lập BCTCHN thì lượng hàng tồn kho của tập đoàn X (đã bao gồm công ty con Y được mua trong năm) là 50.000.000 đồng. Như vậy, nghiệp vụ mua công ty con đã làm cho hàng tồn kho của tập đoàn tăng lên 8.000.000 đồng (50.000.000 – (30.000.000 + 12.000.000)) và khoản tăng lên này do hợp nhất chứ không phải từ việc mua của nhà cung cấp nên sẽ được loại trừ khi tính toán luồng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh.
Nếu bán công ty con trong năm thì khoản tiền thu được từ hoạt động này sẽ được ghi nhận là luồng tiền vào từ hoạt động đầu tư trong BCLCTT hợp nhất.