- Do các công ty con bị chi phối trực tiếp bởi công ty mẹ nên các công ty con không độc lập trong việc hạch toán kế toán cũng như lập báo cáo tài chính, điều này làm ảnh hưởng đến tính khách quan của báo cáo tài chính hợp nhất và làm giảm độ tin cậy của người sử dụng đối với thông tin được công bố.
- Các thông tin về BCTC hợp nhất cung cấp chưa được các nhân viên kế toán của các công ty quan tâm và phản ánh đúng với thực tế. Việc tính toán và loại trừ doanh thu chưa thực hiện từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn chưa chính xác do có một số công ty chưa xác định được các thành phẩm mua bán nội bộ đã được tiêu thụ toàn bộ hay chưa bán được vào cuối kỳ kế toán. Do đó, các công ty giảđịnh rằng tất cả hàng hóa bán trong nội bộđều đã được tiêu thụ hết.
- Chỉ có những nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về lập BCTC hợp nhất và ban giám đốc của các công ty cổ phần tham gia các khóa tập huấn về
hợp nhất kinh doanh và BCTC hợp nhất, các nhân viên kế toán ở các công ty con thì không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Do đó, việc lập BCTC hợp nhất sẽ thiếu đi tính đồng bộ giữa các công ty và khó khăn trong công tác kiểm tra thông tin trên BCTC hợp nhất.
- Công ty cổ phần Nam Việt và công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Cửu Long lập BCTC hợp nhất trên cơ sở giá gốc, điều này chưa phù hợp khi
sản và tình hình hoạt động thực tế. Các nhân viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất.
- Phương pháp vốn chủ sở hữu vẫn được áp dụng tại một số công ty nhưng chưa nhất quán, chỉ có các khoản lỗ mới được điều chỉnh giảm khoản
đầu tư, riêng những khoản lãi chưa phân phối cho các cổ đông thì được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Do kế toán của các công ty đã quen với phương pháp giá gốc để ghi nhận các giao dịch và lập báo cáo tài chính riêng. Phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu đã được Bộ Tài Chính hướng dẫn cách ghi nhận nhưng vẫn chưa chi tiết, cụ thểđể kế toán các doanh nghiệp có thể áp dụng.
- Nhân viên kế toán của các công ty là những sinh viên mới ra trường nên chưa tiếp cận nhiều về báo cáo tài chính hợp nhất. Nội dung về báo cáo tài chính hợp nhất chưa được các sinh viên tiếp cận sâu sắc nên khi ứng dụng vào thực tế thì có nhiều bỡ ngỡ.
Kết luận chương 2
Thông qua việc khảo sát về tình hình lập BCTC hợp nhất tại một số công ty trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đạt được và các hạn chế của các công ty khi lập BCTC hợp nhất. Cụ thể
như sau:
- Các công ty đều là các công ty cổ phần, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, do đó, các công ty đã lập và công bố BCTC hợp nhất định kỳ
hàng quý và năm. Công ty này hoạt động theo mô hình mẹ - con và công ty mẹ chịu trách nhiệm lập BCTC hợp nhất.
- Các công ty đã tuân thủ đúng quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính.
- Các giao dịch xảy ra trong nội bộ tập đoàn đều rất đơn giản như: mua bán hàng hóa, thành phẩm, TSCĐ, và vay nội bộ. Điều này rất dễ dàng khi lập BCTC hợp nhất. Các thông tư và chuẩn mực của Bộ Tài Chính cũng đã hỗ trợ
rất cụ thể, rõ ràng về việc thực hiện điều chỉnh, loại trừ các giao dịch này trước khi lập BCTC của tập đoàn.
- Tuy nhiên, vì là các công ty có niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch, nên trong tương lai sẽ xảy ra các nghiệp vụ mua bán cổ phiếu qua lại giữa các công ty mẹ – con, con – con. Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn cho kế toán khi lập BCTC. Mặc dù Bộ Tài chính có ban hành chuẩn mực và thông tư
hướng dẫn nhưng vẫn còn mang tính chung chung, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi ứng dụng vào tình hình thực tế.
- Công ty cũng cần chú ý đến việc theo dõi doanh thu đã thực hiện và chưa thực hiện vì khoản mục này có liên quan đến việc xác định chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp cho tập đoàn.
- Bên cạnh đó, kế toán tại các công ty tuy có tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về BCTC hợp nhất nhưng khi ứng dụng vào thực tế thì vẫn còn
nhiều bất cập. Nguyên nhân là do mỗi doanh nghiệp có các đặc thù riêng, khi họđối chiếu với các quy định trong chuẩn mực thì có nhiều điểm chưa tương
đồng.
Xuất phát từ các nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp cụ
thể ở chương 3 nhằm giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng trong điều kiện thực tế tại đơn vị mình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN HOẠT ĐỘNG
THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRÊN ĐỊA BÀN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Cơ sởđề xuất giải pháp 3.1.1. Cơ sở pháp lý
Các giải pháp đề xuất cho các công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long được dựa trên các chuẩn mực, thông tư có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
- Chuẩn mực kế toán số 07 - Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết;
- Chuẩn mực kế toán số 08 -Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh;
- Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái;
- Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh; - Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính; - Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con.
Qua thực tế khảo sát về tình hình hoạt động, công tác kế toán và việc vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam để lập và trình bày BCTC hợp nhất tại các công ty cổ phần ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi nhận thấy các công ty đã có những điều kiện thuận lợi cũng như không ít những khó khăn khi thực hiện công tác lập báo cáo chính xác, kịp thời cho người sử
dụng. Từđó, tác giả có đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện phương pháp lập BCTC hợp nhất cho các công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn đồng bằng Sông Cửu Long như sau:
3.2. Giải pháp hoàn thiện
3.2.1. Đối với bảng cân đối kế toán
Các công ty cần mở rộng phạm vi sử dụng phương pháp vốn chủ sở
hữu trong việc theo dõi các khoản đầu tư vào công ty con tại các tập đoàn.
3.2.1.1. Mục đích
- Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế nên việc thu hút đầu tư nước ngoài đang rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên các sàn giao dịch ngày càng gia tăng, đến nay đã lên tới hơn 600 công ty. Do
đó, không những các nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm đến tình hình tài chính của các công ty thông qua các BCTC, đặc biệt là BCTC hợp nhất. Việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ là phương pháp phản ánh chính xác giá trị khoản đầu tư tại thời điểm lập báo cáo, vì giá trị khoản đầu tư thay đổi theo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Hơn nữa, trong tương lai, các công ty này muốn mở rộng nguồn vốn huy động từ nước ngoài thông qua các sàn giao dịch ở các quốc gia khác thì cũng cần hòa nhập với các phương pháp kế toán của quốc tế (phương pháp vốn chủ sở hữu đang được ứng dụng rộng rãi đối với các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết trong chuẩn mực kế toán quốc tế).
- Thông tin kế toán tài chính cung cấp từ các báo cáo này sẽ
giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về thực tế hoạt
động của mình, đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo sẽ hoạch định kế hoạch trong tương lai. Để thực hiện các yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộđơn vị kế toán, thông tin của kế toán tài chính cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với các khoản
đầu tư tài chính dài hạn, thì thông tin về: giá trị khoản đầu tư, chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư, quyền biểu quyết đối với bên nhận đầu tư, kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư, lãi lỗ của bên đầu tư trong kết quả của bên nhận
đầu tư, cổ tức, lợi nhuận thực nhận...là yếu tố quyết định có nên đầu tư hay không. Các nhà quản trị sẽ sử dụng các thông tin này để cân nhắc và ra quyết
định. Nếu những thông tin này không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạch định lâu dài của doanh nghiệp.
- Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu sẽ
tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ BCTC riêng của các công ty sang BCTC hợp nhất. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian thực hiện các bút toán chuyển đổi từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu.
Xuất phát từ những mục đích trên, tác giả đề xuất các doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết như sau: