toán của các công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa, gạo và các sản phẩm thủy sản như cá tra và cá basa. Trước đây, chỉ có một vài công ty hình thành dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và hoạt động chủ yếu của những công ty này là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển nông nghiệp nên hoạt động chế biến và sản xuất sản phẩm nông nghiệp của các công ty đang rất được chú trọng ở
khu vực này. Từđó, các công ty chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm về
nông nghiệp cũng được hình thành ngày càng nhiều và hoạt động với hiệu quả
cao hơn trước. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, các công ty này chỉ tồn tại dưới dạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn hoạt động rất ít. Thế nhưng, trong những năm gần đây, các công ty đã hòa mình cũng với tình hình kinh tế
thế giới thông qua việc đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của mình. Các công ty này đã xây dựng thêm các nhà máy mới, đầu tư vào các công ty con để tăng năng suất hoạt động. Bên cạnh đó, để tăng chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng nước ngoài, các công ty đã đầu tư vào các vùng nuôi trồng nguyên liệu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nhìn chung, các công ty đã có những tiến triển đáng kể trong quá trình hoạt
động và hội nhập. Một trong những bước ngoặt mà các công ty đã thực hiện
hiện cổ phần hóa. Do đó, đã xuất hiện mô hình công ty mẹ - công ty con ở khu vực này nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng.
Do công ty mẹ - công ty con của các tập đoàn trên địa bàn này chủ yếu là do công ty mẹ bỏ vốn để thành lập nên các công ty này bị sở hữu 100% vốn bởi công ty mẹ. Chính vì thế việc lập báo cáo tài chính rất đơn giản vì các công ty chỉ đơn thuần hợp cộng các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trên cơ sở
loại trừ các giao dịch nội bộ. Hơn nữa, các giao dịch nội bộ của các công ty chỉ bao gồm mua bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, mua bán tài sản cố định và vay nội bộ nên các bút toán loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất không phức tạp. Các nghiệp vụ này đã được Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể cho các công ty lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, các công ty đã có niêm yết chứng khoán trên các sàn giao dịch nên cần phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của mình định kỳ hàng quý, hàng năm. Vì vậy nhu cầu thông tin của báo các tài chính ngày càng tăng lên, đặc biệt là báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư để có những quyết định đúng đắn và cũng để các công ty cổ phần này thu hút nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, để minh bạch báo cáo tài chính, các công ty đã thực hiện kiểm toán định kỳ và công bố cho người sử dụng. Các báo cáo này không chỉ
giúp cho nhà đầu tưđánh giá về hiệu quả hoạt động của tập đoàn mà còn giúp cho các nhà quản lý của doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về tình hình hoạt
động của tập đoàn. Từ đó, các nhà quản lý sẽ có những hoạch định tương lai cho doanh nghiệp mình. Do đó, báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với Đồng bằng Sông Cửu Long vì hiện nay việc lập báo cáo này vẫn chưa đồng nhất và vẫn còn nhiều bất cập.