Khi lập bảng cân đối kế toán, các doanh nghiệp đã vận dụng các bước để
lập theo đúng hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCTC, cụ thể
là chuẩn mực kế toán số 21 – trình bày BCTC, VAS 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con. Các chuẩn mực này đã
được cụ thể hóa từ cách hạch toán, các bút toán điều chỉnh khi hợp nhất, cho
đến việc lập BCTC hợp nhất cho tập đoàn thông qua thông tư hướng dẫn số
161/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính và thông tư số 21/2006/TT-BTC.
Theo hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này, kế toán sẽ có những thông tin cơ bản và chung nhất của qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, và kế toán có thể dựa vào qui trình đó để xây dựng qui trình cụ thể cho riêng Tập đoàn của mình.
Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập theo đúng các bước, trình tự của Bộ Tài Chính ban hành. Từ việc hợp cộng các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đến các bút toán điều chỉnh và tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
- Hợp cộng các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của công ty mẹ và các công ty con, bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn, giá trị tài sản cốđịnh, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của Công ty mẹ trong từng Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con như sau:
Giảm nguồn vốn kinh doanh (công ty con) Giảm lợi nhuận chưa phân phối (công ty con) Tăng Lợi thế thương mại
Giảm khoản đầu tư vào công ty con
Qua khảo sát nhận thấy việc ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con được theo dõi theo 2 phương pháp:
• Một số công ty đã thực hiện phương pháp vốn chủ sở hữu để theo dõi khoản đầu tư vào công ty con. Điều này giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị khoản đầu tư tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
• Tuy nhiên, vẫn còn một số công ty sử dụng phương pháp giá gốc
để theo dõi khoản đầu tư vào công ty con, nhưng chưa nhất quán. Đối với khoản lãi từ việc đầu tư thi được ghi nhận vào chi phí tài chính, nhưng khi các công ty con bị lỗ thì khoản lỗ này được giảm trừ vào khoản đầu tư
vào công ty con. Chính việc ghi nhận này đã gây khó khăn cho người sử
dụng khi dùng báo cáo tài chính hợp nhất để đánh giá, so sánh tình hình hoạt động của các công ty qua các năm và so sánh với các công ty khác trên cùng địa bàn.
- Phân bổ lợi thế thương mại đối với các công ty có phát sinh lợi thế
Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp (LTTM phân bổ trong kỳ) Giảm lợi nhuận chưa phân phối (LTTM đã phân bổ lũy kế)
Giảm lợi thế thương mại
- Tách lợi ích của cổ đông thiểu số: một số công ty con bị sở hữu 51% vốn nên khi hợp nhất thì công ty mẹ tiến hành tách lợi ích của cổ đông thiểu số như sau:
Giảm nguồn vốn kinh doanh
Giảm lợi ích của cổđông thiểu số
- Loại trừ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn: chủ yếu loại trừ khoản phải thu, phải trả nội bộ từ bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vay nội bộ:
Giảm khoản phải trả (công ty mua, vay)
Giảm khoản phải thu (công ty bán, cho vay)
- Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.
- Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ
tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.