Dư nợ DNVVN trên tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều – cần thơ (Trang 51)

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu hoạt động tín dụng đối với DNVVN trong ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy năm 2010, dư nợ của doanh nghiệp trên tổng dư nợ là 47,85% và đã tăng lên 54,90% trong năm 2011 nguyên nhân là do trong khi tổng dư nợ giảm thì dư nợ của doanh nghiệp lại tăng nên làm cho chỉ tiêu này tăng. Tuy nhiên trong năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 53,66% điều này được lý giải là tuy dư nợ của doanh nghiệp và tổng dư nợ đều giảm nhưng tốc độ giảm của dư nợ đối với doanh nghiệp có phần cao hơn so với tổng dư nợ nên làm cho chỉ tiêu này có phần giảm nhẹ trong năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này có giảm nhẹ xuống còn 51,74% so vời cùng thời điểm năm trước là 53,64%, nguyên nhân là tốc độ giảm của dư nợ DNVVN cao hơn so với tổng dư nợ. Nhìn chung, chỉ tiêu dư nợ DNVVN trên tổng dư nợ có sự biến động nhưng dư nợ của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, Điều này cho thấy ngân hàng ngoài việc xem trọng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng cũng quan tâm việc tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp.

4.3.2 Hệ số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hệ số này đánh giá hiệu quả công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu, ta thấy hệ sô thu nợ đối với doanh nghiệp rất cao và tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, hệ số này đạt 82,39% thì sang năm 2011 hệ số tăng lên 83,17% và tiếp tục tăng đạt 104,22% trong năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ đã đạt 118,53% trong khi 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 108,22%. Nhìn chung hệ số này luôn tăng đạt ở mức rất cao điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đối với doanh nghiệp của ngân hàng rất tốt. Tuy nhiên nếu ta nhìn chi tiết về DSCV và thu nợ thì ta sẽ thấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng đang có phần đi xuống. Tuy DSCV và thu nợ biến động cùng chiều nhưng tốc độ của cho vay luôn lớn hơn thu nợ, cụ thể năm 2011, cho vay và thu nợ doanh nghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng của cho vay lớn hơn, sang năm 2012 và trong 6 đầu năm 2013, cho vay doanh nghiệp giảm đáng kể kéo theo thu nợ cũng giảm nhưng với tốc độ nhỏ hơn. Điều đó cũng chính là nguyên nhân làm cho hệ số thu nợ doanh nghiệp tăng cao và cũng phản ánh được phần nào tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiêp của ngân hàng.

4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Qua bảng sô liệu, ta thấy chỉ số này luôn giảm qua các năm. Trong giai đoạn 2010-2011 chỉ số đã giảm từ 1,75 vòng xuống còn

43

1,37 vòng, và chỉ còn 1,14 vòng trong năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm còn 0,42 vòng trong khi 6 thàng đầu năm 2012 là 0,76 vòng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tuy trong năm 2011 thu nợ doanh nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng không mạnh bằng dư nợ nên dư nợ bình quân cũng tăng cao làm cho vòng quay giảm. Trong năm 2012 tuy dư nợ của doanh nghiệp có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ trong khi thu nợ lại giảm mạnh hơn nên cũng làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Chỉ số giảm cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng đang giảm. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa cũng như đưa ra các biện pháp giúp cho việc thu hồi vốn đối với các DNVVN diễn ra đúng hạn trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.

4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu DNVVN trên dư nợ DNVVN

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lương tín dụng càng kém và càng thấp cho thấy chất lương tín dụng càng tốt. Do ngân hàng không phát sinh nợ xấu đối với tín dụng doanh nghiệp nên chỉ tiêu này ở mức thấp nhất tức bằng 0. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng rất tốt.

44

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH

NINH KIỀU

5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU VỚI DNVVN TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU

Trong những năm qua hoạt động tín dụng DNVVN của ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan như:

Lợi luận đạt được tương đối cao, đặc biệt trong năm 2011 lợi nhuận đạt tới 35.308 triệu đồng đó là một con số khá ấn tượng và tín dụng doanh nghiệp cũng đã góp một phần không nhỏ cho kết quả này.

Hệ số thu nợ đối với DNVVN tăng qua các năm, cụ thể trong năm 2010 hệ số thu nợ là 82,39% thi đến năm 2012 tăng lên 104,22% và đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này đã là 118,53%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ các doanh nghiệp của ngân hàng rất tốt.

Đặc biệt là những khoản cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn này không phát sinh nợ xấu.

5.2 NHỮNG TỒN TẠI VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

Bên cạnh những thành tựu đạt được ngân hàng cũng còn gặp phải một số hạn chế:

Tuy lợi nhuận đạt ở mức tương đối cao nhưng có xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Cả DSCV, thu nợ và dư nợ đối với doanh nghiệp đều tăng trưởng chưa ổn đinh. Chủ yếu tăng trong năm 2011 và giảm ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Điều này sẽ làm cho ngân hàng bị ứ động vốn và làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh qua các năm, điều này sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn giảm và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thị phần của ngân hàng về cho vay DNVVN còn rất thấp, chỉ mới cho vay được khoảng 120 doanh nghiệp mà những doanh nghiệp này chủ yếu là khách hàng cũ của ngân hàng, và đây là một con số rất nhỏ so với số lượng

45

DNVVN trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đặc biêt khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nông nghiệp có rất ít.

5.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt và bên cạnh những doanh nghiệp ăn nên làm ra thì không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Ngoài ra bất động sản trong giai đoạn hiện nay đang trong tình trạng đóng băng nên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, không ít các doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng được.

Và đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn còn đang tồn đọng một số lượng lớn hàng tồn kho nên các doanh nghiệp chi vay cầm chừng và nhu cầu vay vốn cho những mùa sản xuất kinh doanh tiếp theo cũng giảm xuống. Ngoài ra, làm phát tăng cao làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng tăng nhanh khiến các doanh nghiệp cũng hạn chế trong việc vay vốn.

NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khóc liệt các ngân hàng trên cùng địa bàn, trong đó có những ngân hàng lớn như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… Các ngân hàng trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp luôn đa dạng và phong phú hơn NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều. Ngoài ra các ngân hàng này còn đẩy mạnh công tác quảng bá, chiêu thị thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau trong khi đó ngân NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều còn thiếu điều này.

5.4 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NĂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.4.1 Mở rộng thị phần cho vay DNVVN

Ta thấy công tác marketing của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, muốn mở rộng thì phần cho vay doanh nghiêp ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua một số việc làm như:

+Tổ chức hội nghị khách hàng ở những địa bàn có đông các DNVVN đang hoạt động.

46

+Cho cán bộ tín dụng đến tận các doanh nghiệp để tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ.

+Treo băng gôn ở các tuyến đường giao thông chính, quảng bá giới thiệu sản phẩm, dịch vụ qua báo đài, truyền hình.

+Phát triển thương hiệu Agribank đến với từng doanh nghiệp thông qua việc tài trợ các giải đấu, cuộc thi do Thành phố tổ chức hay thông qua công tác xã hội. Đây là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa.

+Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng làm đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ, tạo sự tiện ích cho khách hàng và thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch.

+Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt những điều luật của NHNN nhằm giúp cho thị trường trở nên cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững.

Ta thấy, các khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp có rất ít trong ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nên có những biện pháp khuyến khích cho vay các doanh nghiêp này, một mặt ta có thể mở rộng được thị phần, mặt khác đã thực hiên đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc ưu tiên cho vay các ngành thuộc lĩnh vực nông nhiệp và các DNVVN.

Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, thủ tục nhanh gọn, tránh phiền hà cho khách hàng, chú ý cách đối xử phải luôn niềm nở, tận tình để tạo mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng. Tùy theo từng doanh nghiệp mà áp dụng các hình thức ưu đãi về lãi suất, về phí dịch vụ…để giữ vững các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút các khách hàng mới.

Thường xuyên chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp mới tiềm năng, bên cạnh đó ngân hàng cũng phải cố gắng làm hài lòng các khách hàng truyền thống của mình thông qua một số chính sách ưu tiên như về chính sách tài sản thế chế chấp có thể thoáng hơn. Chẳng hạn đối với một có lịch sử tín dụng tốt, kế hoạch kinh doanh tốt và lại có nhu cầu vốn lớn nhưng tài sản đảm bảo không đủ. Lúc này ngân hàng có thể dựa vào uy tín của doanh nghiệp mà xét duyệt để cho vay. Ngoài ra, để tạo mối than thiết với khách hàng truyền thống ta có thể tặng quà cho các doanh nghiệp vào các dịp lễ, tết.

5.4.2 Tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng cần thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ như: quy trình cho vay, định giá, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá tài sản đảm bảo… nhằm tránh tình trạng giải ngân không theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự án và hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay không

47

đúng mục đích. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nên đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tránh chạy theo chỉ tiêu, chỉ cho vay các doanh nghiệp có dự án kinh doanh khả thi và làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra, cán bộ tín dụng không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà phải luôn đặt hiệu quả của dự án, phương án lên hàng đầu.

Đôn đốc cán bộ phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu phát hiện những khoản vay có vấn đề thì phải nhanh chống tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề khác nhau, ngân hàng nên phân mỗi cán bộ tín dụng chuyên về lĩnh vực đó để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao nhất.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, ngân hàng cũng nên có những biện pháp hổ trợ các DNVVN như giảm lãi suất cho vay hay gia hạn thời gian trả nợ khi doanh nghiệp chưa có khả năng trả. Làm như vậy không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt một phần khó khăn mà còn tạo được thiện cảm, lòng tin cho doanh nghiệp.

5.4.3 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Cách giao dịch cũng rất quan trọng bởi đây là khâu trung gian tạo mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế toàn thể cán bộ, nhân viên phải luôn ân cần, niềm nở, giải thích thắc mắc cặn kẽ cho khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, được tôn trọng, từ đó tạo mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra, ngân hàng nên tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ. Bên cạnh đó, cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải không ngừng học hỏi, thường xuyên cập nhật những thông tin, dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường để phục vụ tốt cho công tác thẩm định và quyết định cho vay.

Thực hiện chiến lược nhân sự hợp lý, có chính sách động viên nhân viên cố gắng làm việc, thu hút nhân viên giỏi, thi đua nhau, lương thưởng và khen thưởng hợp lý.

48

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tuy tình hình chung nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Cần Thơ có những chuyển biến tích cực. Đó là nhờ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự nổ lực của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Ngoài ra, các NHTM cũng góp phần vào việc giúp tăng trưởng kinh tế và NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều là một trong những NHTM có đóng không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế của Thành phố Cần Thơ đi lên.

Tự hào là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tuy nhiên quy mô tín dụng DNVVN còn hạn chế và cũng nhận thấy được tiềm năng của các doanh nghiệp nên ngân hàng ngày càng quan tâm đến loại hoạt động tín dụng này. Trong giai đoạn này, ngân hàng đã đạt được một số thành tựu như huy động vốn tăng cao, lợi nhuận tương đối tốt. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không tránh khỏi gặp phải một số khó khăn, thử thách trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của mình đặc biệt là trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy hoạt động tín dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tín dụng cá nhân, hộ gia đình nhưng nó đã diễn ra khá hiệu quả trong năm 2011, hầu như DSCV, thu nợ và dư nợ của doanh nghiệp đều tăng và tỷ trọng cũng được nâng lên. Điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng đạt mức cao nhất trong những năm gần đây. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, DSCV, thu nợ và dư nợ đều đồng loạt giảm nguyên nhân là do một số doanh nhiệp gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề tồn kho của doanh nghiệp tăng cao. Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp truyền thống, ít có khách hàng mới chính vì thế mà nhu cầu vay thêm vốn cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng đều giảm. Tuy nhiên, điều đáng mừng cho ngân hàng là tín dụng doanh nghiệp không phát sinh nợ xấu trong những năm qua đều này cho thấy chất lượng tín dụng DNVVN tương đối tốt và hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều – cần thơ (Trang 51)