Sau khi cho vay thì việc thu nợ là một yếu tố phản ánh chất lượng của món vay, nếu thu hồi được nợ của khách hàng một cách dễ dàng thì đó là một
33
khoản cho vay tốt. Có cho vay thì phải hồi nợ lúc đó mới có nguồn vốn để tiếp tục cho những khoản vay khác, nếu cho vay tăng mà thu nợ không tăng lên sẽ làm cho ngân hàng ngày càng cạng vốn, lúc đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy thu nợ là một vấn đề quan trọng và tương đối khó đối với ngân hàng, ngân hàng luôn muốn những khoản cho vay của mình được thu hồi một cách tốt nhất để bảm bảo an toàn vốn. vì vậy việc phân tích hoạt động tín dụng qua doanh số thu nợ cũng hết sức quan trọng.
Qua bảng sô liệu ta thấy DSTN từ các DNVVN có sự tăng giảm qua các năm. Ta thấy trong giai đoạn 2010-2011, thu nợ tăng từ 508.822 triệu đồng lên 549.676 triệu đồng tương đương tăng 8,03%, tuy nhiên sang năm 2011, thu nợ giảm còn 507.076 triệu đồng giảm 7,75%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ tiếp tục giảm 46,83% so với 6 tháng đầu năm 2012 và chỉ thu được 175.359 triệu đồng. Tuy thu nợ từ các doanh nghiệp có giảm nhưng đây chưa phải điều xấu, bởi vì DSCV cũng giảm và tốc độ giảm cao hơn so với thu nợ, nên thu nợ giảm vẫn không ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
a)Ngắn hạn
Do ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên DSTN ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSTN từ DNVVN phân theo thời hạn của ngân hàng. Trong năm 2011, thu nợ tăng 3,36% so với năm 2010 đạt 491.507 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 89,42%, điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng rất hiệu quả. Nhưng đến năm 2012 thu nợ giảm nhẹ xuống còn 458.743 triệu đồng tương giảm 6,67%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ ngắn hạn lại giảm 40,35% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho thu nợ ngắn hạn từ doanh nghiêp giảm trong năm 2012, và trong 6 đầu năm 2013 là do các DNVVN đang gặp khó khăn, hàng tồn kho còn cao, một phần là do DSCV ngắn hạn giảm đi và tốc độ giảm còn cao hơn cả thu nợ. Qua đây ta cũng thấy được NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đã rất chú trọng việc thu nợ đặc biệt là các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đã rất nổ lực trong công tác thu nợ và là giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng qua việc thực hiện tốt quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, thường đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn nên việc thu nợ rất hiệu quả.
34
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ đối với DNVVN tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013
2011/2010 2012/2011 6T2013/ 6T2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo thời hạn 508.822 549.676 507.076 329.785 175.359 40.854 8,03 (42.600) (7,75) (154.426) (46,83)
+Ngắn hạn 475.534 491.507 458.743 286.504 170.895 15.973 3,36 (32.764) (6,67) (115.609) (40,35) +Trung, dài hạn 33.288 58.169 48.333 43.281 4.464 24.881 74,74 (9.836) (16,91) (38.817) (89,69)
Theo ngành kinh tế 508.822 549.676 507.076 329.785 175.359 40.854 8,03 (42.600) (7,75) (154.426) (46,83)
+Nông nghiệp 0 19.200 0 0 0 19.200 - (19.200) (100,00) 0 - +Công nghiệp – Xây dựng 202.884 290.584 323.310 204.062 147.692 87.700 43,23 32.727 11,26 (56.370) (27,62) +Thương mại - Dịch vụ 305.938 239.892 183.766 125.723 27.667 (66.046) (21,59) (56.126) (23,40) (98.056) (77,99)
35
b)Trung và dài hạn
Còn về DSTN trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nhưng cũng tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể trong giai đoạn 2010- 2011, thu nợ trung, dài hạn tăng từ 33.288 triệu đồng lên 58.169 triệu đồng tương đương tăng 74,74% và chiếm tỷ trọng trên 10%. Nguyên nhân là do các khoản cho vay trung, dài hạn của doanh nghiệp đã tới kỳ đáo hạn và nhân viên tín dụng đã tích cực thu hồi nợ nên công tác thu nợ đối với doanh nghiệp khá hiệu quả góp phần làm cho DSTN tăng trong năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2012, thu nợ vẫn không tránh khỏi sụt giảm nhưng còn ở mức tương đối cao là 48.333 triệu đồng giảm 16,91% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, thu nợ tiếp tục giảm và giảm mạnh tới 89,69% so với cùng thời điểm năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản vay chưa tới thời gian đáo hạn, ngoài ra trong giai đoạn này một số doanh nghiệp đang gặp vài khó khăn do tác động của nền kinh tế đang khó khăn ảnh hưởng đến việc doanh của các doanh nghiệp cụ thể thể là hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao. Chính vì vậy mà việc thu hồi nợ của ngân hàng hơi chậm và một số doanh nghiệp được ngân hàng gia hạn thêm thòi gian trả nợ.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
a)Nông nghiệp
Ta thấy tình hình thu nợ từ DNVVN thuộc lĩnh vực nông nghiệp không có sự biến động và tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu DSTN của doanh nghiệp theo ngành kinh tế. Chỉ có trong năm 2011, thu nợ đạt được là 19.200 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản vay này là dài hạn và chưa tới thời gian trả nợ, ngoài ra một số doanh nghiệp gặp khó khăn chưa thể trả được thì được ngân hàng cho kéo dài thời gian trả nợ. Điều này cho thấy ngân hàng có những chính sách ưu tiên cho những DNVVN thuộc lĩnh vực này.
b)Công nghiệp – xây dựng
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tình hình thu nợ các doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp – xây xựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu DSTN theo ngành và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2010, thu nợ đạt 202.883 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,87%, sang năm 2011 thu nợ ở lĩnh vưc công nghiệp – xây dựng tăng 43,23% và chiếm tỷ trọng trên 50% vượt qua mặt lĩnh vực dịch vụ về DSTN đối với doanh nghiệp. Không dừng ở đó, đến năm 2012 thu nợ đã đạt 323.310 triệu đồng tăng 11,26% so với năm 2012 và tỷ trong tiếp tục tăng lên chiếm 63,76% trong cơ cấu ngành. Nguyên nhân có tăng trưởng như vậy là do trong giai đoạn 2010-2012 có nhiều công trình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đang được xây dựng và nhu cầu về nhà ở của
36
người dân cũng tăng do đó các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp – xây dựng cũng theo đó mà tăng trưởng nên họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tuy thu nợ có giảm 27,62% so với cùng thời điểm năm 2012 nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên, nguyên nhân việc thu nợ giảm là do DSCV của ngân hàng đã giảm giai đoạn này do chính sách thắt chặt tiền tệ, ngoài ra một số doanh nghiệp chưa kịp thu hồi doanh thu vì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này thường bán chịu cho khách hàng, đặc biệt là ngành xây dựng, thường thì khi hoàn thành xong một công trình hay căn nhà nào đó thì khách hàng mới thanh toán tiền cho doanh nghiệp, chính vì vậy mà việc trả nợ cho ngân hàng có phần chậm trễ. Qua đây cũng cho thấy DSTN hầu hết ở tất cả các ngành đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng tốc độ giảm của ngành công nghiệp – xây dựng là thấp nhất.
c)Thương mại – dịch vụ
Ngoài lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thu nợ từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu ngành nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm dần qua các năm và tỷ trọng cũng theo đó mà giảm theo. Cụ thể năm 2010, thu nợ đạt 305.938 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 60%. Sang năm 2011 và 2012, thu nợ lần lượt giảm 21,59% và 23,40%, tỷ trọng của thu nợ ở lĩnh vực này trong năm 2012 chỉ còn chiếm 36,24% trong cơ cấu DSTN theo ngành kinh tế. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ vẫn tiếp tục giảm 77,99%, điều đó đã làm cho tỷ trọng của ngành này chỉ còn chiếm 15,78% trong cơ cấu. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do trong các năm qua các ngành nghề thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn, không chỉ có các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng tham gia kinh doanh ở lĩnh vực này nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt chính vì thế một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và việc giảm số lượng hay giảm giá sản phẩm để cạnh tranh là không tránh khỏi. Điều đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp có phần sụt giảm nên những khoản đi vay và trả nợ cũng giảm đi. Ngoài ra việc sụt giảm mạnh của DSCV làm cho việc thu nợ giảm là cũng là điều hiển nhiên.