DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt và bên cạnh những doanh nghiệp ăn nên làm ra thì không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Ngoài ra bất động sản trong giai đoạn hiện nay đang trong tình trạng đóng băng nên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, không ít các doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng được.
Và đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn còn đang tồn đọng một số lượng lớn hàng tồn kho nên các doanh nghiệp chi vay cầm chừng và nhu cầu vay vốn cho những mùa sản xuất kinh doanh tiếp theo cũng giảm xuống. Ngoài ra, làm phát tăng cao làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng tăng nhanh khiến các doanh nghiệp cũng hạn chế trong việc vay vốn.
NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh khóc liệt các ngân hàng trên cùng địa bàn, trong đó có những ngân hàng lớn như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… Các ngân hàng trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp luôn đa dạng và phong phú hơn NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều. Ngoài ra các ngân hàng này còn đẩy mạnh công tác quảng bá, chiêu thị thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau trong khi đó ngân NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều còn thiếu điều này.
5.4 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NĂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN
5.4.1 Mở rộng thị phần cho vay DNVVN
Ta thấy công tác marketing của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, muốn mở rộng thì phần cho vay doanh nghiêp ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua một số việc làm như:
+Tổ chức hội nghị khách hàng ở những địa bàn có đông các DNVVN đang hoạt động.
46
+Cho cán bộ tín dụng đến tận các doanh nghiệp để tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ.
+Treo băng gôn ở các tuyến đường giao thông chính, quảng bá giới thiệu sản phẩm, dịch vụ qua báo đài, truyền hình.
+Phát triển thương hiệu Agribank đến với từng doanh nghiệp thông qua việc tài trợ các giải đấu, cuộc thi do Thành phố tổ chức hay thông qua công tác xã hội. Đây là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa.
+Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng làm đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ, tạo sự tiện ích cho khách hàng và thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch.
+Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt những điều luật của NHNN nhằm giúp cho thị trường trở nên cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững.
Ta thấy, các khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp có rất ít trong ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nên có những biện pháp khuyến khích cho vay các doanh nghiêp này, một mặt ta có thể mở rộng được thị phần, mặt khác đã thực hiên đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc ưu tiên cho vay các ngành thuộc lĩnh vực nông nhiệp và các DNVVN.
Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, thủ tục nhanh gọn, tránh phiền hà cho khách hàng, chú ý cách đối xử phải luôn niềm nở, tận tình để tạo mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng. Tùy theo từng doanh nghiệp mà áp dụng các hình thức ưu đãi về lãi suất, về phí dịch vụ…để giữ vững các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút các khách hàng mới.
Thường xuyên chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp mới tiềm năng, bên cạnh đó ngân hàng cũng phải cố gắng làm hài lòng các khách hàng truyền thống của mình thông qua một số chính sách ưu tiên như về chính sách tài sản thế chế chấp có thể thoáng hơn. Chẳng hạn đối với một có lịch sử tín dụng tốt, kế hoạch kinh doanh tốt và lại có nhu cầu vốn lớn nhưng tài sản đảm bảo không đủ. Lúc này ngân hàng có thể dựa vào uy tín của doanh nghiệp mà xét duyệt để cho vay. Ngoài ra, để tạo mối than thiết với khách hàng truyền thống ta có thể tặng quà cho các doanh nghiệp vào các dịp lễ, tết.
5.4.2 Tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế rủi ro tín dụng
Cán bộ tín dụng cần thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ như: quy trình cho vay, định giá, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá tài sản đảm bảo… nhằm tránh tình trạng giải ngân không theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự án và hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay không
47
đúng mục đích. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nên đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tránh chạy theo chỉ tiêu, chỉ cho vay các doanh nghiệp có dự án kinh doanh khả thi và làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra, cán bộ tín dụng không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà phải luôn đặt hiệu quả của dự án, phương án lên hàng đầu.
Đôn đốc cán bộ phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu phát hiện những khoản vay có vấn đề thì phải nhanh chống tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề khác nhau, ngân hàng nên phân mỗi cán bộ tín dụng chuyên về lĩnh vực đó để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao nhất.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, ngân hàng cũng nên có những biện pháp hổ trợ các DNVVN như giảm lãi suất cho vay hay gia hạn thời gian trả nợ khi doanh nghiệp chưa có khả năng trả. Làm như vậy không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt một phần khó khăn mà còn tạo được thiện cảm, lòng tin cho doanh nghiệp.
5.4.3 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực
Cách giao dịch cũng rất quan trọng bởi đây là khâu trung gian tạo mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế toàn thể cán bộ, nhân viên phải luôn ân cần, niềm nở, giải thích thắc mắc cặn kẽ cho khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, được tôn trọng, từ đó tạo mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng nên tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ. Bên cạnh đó, cán bộ liên quan đến công tác cho vay phải không ngừng học hỏi, thường xuyên cập nhật những thông tin, dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường để phục vụ tốt cho công tác thẩm định và quyết định cho vay.
Thực hiện chiến lược nhân sự hợp lý, có chính sách động viên nhân viên cố gắng làm việc, thu hút nhân viên giỏi, thi đua nhau, lương thưởng và khen thưởng hợp lý.
48
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tuy tình hình chung nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Cần Thơ có những chuyển biến tích cực. Đó là nhờ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự nổ lực của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Ngoài ra, các NHTM cũng góp phần vào việc giúp tăng trưởng kinh tế và NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều là một trong những NHTM có đóng không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế của Thành phố Cần Thơ đi lên.
Tự hào là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tuy nhiên quy mô tín dụng DNVVN còn hạn chế và cũng nhận thấy được tiềm năng của các doanh nghiệp nên ngân hàng ngày càng quan tâm đến loại hoạt động tín dụng này. Trong giai đoạn này, ngân hàng đã đạt được một số thành tựu như huy động vốn tăng cao, lợi nhuận tương đối tốt. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không tránh khỏi gặp phải một số khó khăn, thử thách trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của mình đặc biệt là trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy hoạt động tín dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tín dụng cá nhân, hộ gia đình nhưng nó đã diễn ra khá hiệu quả trong năm 2011, hầu như DSCV, thu nợ và dư nợ của doanh nghiệp đều tăng và tỷ trọng cũng được nâng lên. Điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng đạt mức cao nhất trong những năm gần đây. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, DSCV, thu nợ và dư nợ đều đồng loạt giảm nguyên nhân là do một số doanh nhiệp gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề tồn kho của doanh nghiệp tăng cao. Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp truyền thống, ít có khách hàng mới chính vì thế mà nhu cầu vay thêm vốn cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng đều giảm. Tuy nhiên, điều đáng mừng cho ngân hàng là tín dụng doanh nghiệp không phát sinh nợ xấu trong những năm qua đều này cho thấy chất lượng tín dụng DNVVN tương đối tốt và hiệu quả.
Xét về thời hạn tín dụng, ta thấy tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tín dụng trung, dài hạn và có xu hướng tăng. Tuy có sự tăng trưởng không ổn định của các DSCV, thu nợ và dư nợ ngắn hạn nhưng nhìn chung tỷ trọng có sự gia tăng. Điều này cho thấy, ngân hàng ngày càng hạn chế cho vay trung và và dài hạn vì nhằm giảm rủi ro. Ngoài ra, các khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp truyền thống nên nhu cầu vốn của họ chỉ cần để sản xuất kinh doanh nên lựa chọn của vay vốn của doanh nghiệp là những khoản vay ngắn hạn.
49
Xét về ngành kinh tế, ngành công nghiêp xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao, còn ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ít biến động trong giai đoạn này. Ta thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng và đã vượt qua ngành thương mại dịch vụ. Những khoản cho vay, thu nợ và dư nợ của ngành dịch vụ đã giảm trong khi ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh hoặc nếu trong giai đoạn khó khăn thì chỉ giảm nhẹ. Nguyên nhân là do giai đoạn này tuy gặp một só khó khăn nhưng Thành phố Cần Thơ vẫn chú trọng đầu tư, phát triển cơ sơ hạ tầng nên rất có lợi cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Tạo môi trường bình đẳng thực sự cho các DNVVN đồng thời tăng cường tín chặc chẽ trong việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp này.
Thực hiện tốt công tác chứng thực giấy tờ để cầm cố, thế chấp cho ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro lừa đảo, làm giả mạo giấy tờ nhằm chiếm đoạt trái phép nguồn vốn ngân hàng.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính hiệu quả hơn góp phần làm cho những hoạt động của ngân hàng có thể diễn ra nhanh hơn và mang lại thuận tiện cho khách hàng.
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước, pháp luật của Nhà nước.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nghiên cứu kỹ lưỡng và dự báo sự ảnh hưởng trước khi quyết định ban hành chính sách mới của NHNN đến hệ thống NHTM, tránh trường hợp một số chính sách không hợp lý dẫn đến tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.
NHNN nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo các chính sách tiền tệ đã ban hành được các ngân hàng thực thi nghiêm túc và có hiệu quả. Đặc biệt xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, làm sai quy định của NHNN gây mất tính cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
NHNN nên có chính sách giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
thương mại. NXB Đại Học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị
ngân hàng thương mại. NXB Cần Thơ.
4. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ.
5. Trang web:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: http://agribank.com.vn/default.aspx
- Cổng thông tin điện tử Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/ - Bách khoa toàn thư:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p_nh%E1% BB%8F_v%C3%A0_v%E1%BB%ABa