Doanh số cho vay đối với DNVVN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều – cần thơ (Trang 37)

Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động cung ứng tiền cho tất cả các khách hàng có nhu cầu về tiền để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng và đó là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Cho vay là hoạt động rất quan trọng trong ngân hàng bởi vì nó là nguồn mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, nhờ nó mà ngân hàng mới có nguồn thu nhập để chi trả cho các khoản chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động,… Ngoài ra, cho vay cũng giúp cho các khách hàng đặc biệt là các DNVVN bởi vì một số DNVVN trên địa bàn có nguồn vốn rất ít và không đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế các doanh nghiệp cần có một nguồn vốn lớn từ ngân hàng để giúp cho việc kinh doanh của mình có hiệu quả.

29

Bảng 4.3: Doanh số cho vay đối với DNVVN tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013

2011/2010 2012/2011 6T2013/ 6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn 617.586 660.910 486.525 304.738 147.942 43.324 7,02 (174.385) (26,39) (156.796) (51,45)

+Ngắn hạn 530.036 656.110 462.350 284.938 132.942 126.074 23,79 (193.760) (29,53) (151.996) (53,34) +Trung, dài hạn 87.550 4.800 24.175 19.800 15.000 (82.750) (94,52) 19.375 403,65 (4.800) (24,24)

Theo ngành 617.586 660.910 486.525 304.738 147.942 43.324 7,02 (174.385) (26,39) (156.796) (51,45)

+Nông nghiệp 16.200 38.700 14.000 0 3.500 22.500 138,89 (24.700) (63,82) 3.500 - +Công nghiêp – xây dựng 251.757 374.613 313.795 214.806 125.305 122.856 48,80 (60.818) (16,23) (89.501) (41,67) +Thương mại – dịch vụ 349.629 247.597 158.730 89.932 19.137 (102.032) (29,18) (88.867) (35,89) (70.795) (78,72)

30

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của DNVVN có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2011, DSCV tăng từ 617.586 triệu đồng lên 660.910 triệu đồng tương đương tăng 7,02%, nhưng sang năm 2012 DSCV đã giảm xuống còn 486.525 triệu đồng và giảm 26,39%. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV tiếp tục gảm 51,45% so với 6 tháng đầu năm 2012. DSCV đối với DNVVN của ngân hàng được chia thành nhiều tiêu chí được thể hiện ở bảng trên.

4.2.1.1 Doanh số cho vay đối với DNVVN theo thời hạn

a)Ngắn hạn

Dựa vào bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 85% trong tổng DSCV theo thời hạn đối với doanh nghiệp nhưng có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Trong năm 2011, DSCV ngắn hạn tăng 23,79% đạt 656.110 triệu đồng và chiếm tỷ trọng trên 99%, nguyên nhân là do ngân hàng tăng cường cho vay ngắn hạn và hạn chế việc cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên sang năm 2012 cho vay doanh nghiệp lại giảm 29,53% so với năm 2011 còn 462.350 triệu đồng, ngoài ra trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng cũng đã giảm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xuống còn 132.942 triệu đồng tương đương giảm 53,34% so với 6 tháng đầu năm 2012 và làm cho tỷ trọng giảm còn 89,96% trong cơ cấu DSCV doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong năm 2012 mặt bằng lãi suất vẫn còn ở mức cao, các doanh nghiệp vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho còn cao nên việc vay thêm vốn tương đối khó khăn, bên cạnh đó cũng cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm và đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành cho vay. Ngoài ra do chính sách thắt chặc tiền của Nhà nước nhằm hạn chế làm phát cũng tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

b)Trung và dài hạn

Ngoài cho vay ngắn hạn, ngân hàng cũng cho các doanh nghiệp vay với các món vay trung, dài hạn nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu DSCV đối với DNVVN. Cũng giống như DSCV ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn cũng có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Ta thấy trong giai đoạn 2010-2011, DSCV trung và dài hạn đã giảm mạnh từ 87.550 triệu đồng xuống 4.800 triệu đồng tương đương giảm 94,52% và chỉ còn chiếm chưa tới 1% trong DSCV của doanh nghiệp. Nguyên nhân có sự sụt giảm mạnh như vậy là chiến lược tín dụng của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều là cho các doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh với thời hạn ngắn nhằm giảm thiểu rủi ro và có thể thu hồi lại vốn nhanh. Ngoài ra, trên địa bàn chủ yếu là các DNVVN cần vốn

31

cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc vay với khoản vay trung, dài hạn thật sự chưa cần thiết, bên cạnh đó việc biến động của lãi suất trong năm 2011 cũng làm cho các doanh nghiệp e ngại trong việc vay với thời hạn dài. Nhưng trong năm 2012, khoản cho vay này đã tăng lên 24.175 triệu đồng tương đương tăng 403,65% và chiếm tỷ trọng khoản 5% nhưng khoản cho này vẫn còn thấp so với các năm trước, nguyên nhân là do lãi suất trong năm 2012 lãi suất phần giảm xuống và tương đối ổn định. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tuy khoản vay có giảm nhưng tỷ trọng đã tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể DSCV trung, dài hạn giảm từ 19.800 triều đồng xuống còn 15.000 triều đồng nhưng tỷ trọng lại tăng từ 6,50% lên 10,14%.

4.2.2.2 Doanh số cho vay đối với DNVVN theo ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

Dựa vào bảng số liệu ta thấy DSCV đối với DNVVN theo lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV doanh nghiêp nguyên nhân là do hấu hết các DNVVN trên địa bàn Thành phố Cần Thơ chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiêp xây dựng và dịch vụ, chỉ một số ít các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chính vì vậy DSCV đối với lĩnh vực này rất ít và có sự tăng trưởng không ổn định. Tuy trong năm 2011, ngân hàng cho vay các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp tăng so với năm 2010, cụ thể tăng từ 16.200 triệu đồng lên 38.700 triệu đồng tương đương tăng 138,89% và chiếm 5,86% trong cơ cấu ngành. Nguyên nhân là do ngân hàng có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho vay đối với những ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thường ngân hàng sẽ cho vay những ngành này với lãi suất thấp hơn các ngành khác. Chính vì vậy năm 2011 số lượng khách hàng là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã tăng lên nên ngân hàng cho vay cũng nhiều hơn. Nhưng sang năm 2012, DSCV chỉ đạt 14.000 triệu đồng chiếm 2,88% và đã giảm 63,82% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt này là do trong năm 2012 số lượng khách hàng mới không tăng lên, chỉ là những doanh nghiệp đã vay từ các năm trước và nhu cầu vay vốn của họ đã giảm. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, DSCV đạt 3.500 triêu đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2012 DSCV chưa có khoản cho vay nào. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này không thường xuyên, họ chỉ vay khi nào cần hay thiếu vốn.

b)Công nghiêp – xây dựng

Hiện nay, các DNVVN thuộc lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thành lập ngày càng nhiều trên địa bàn nên nhu cầu vốn đối với họ là rất lớn, chính vì thế ngân hàng đã cho các doanh nghiệp này vay với những khoản vay tương đối lớn làm cho DSCV của ngành này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành,

32

tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cho vay doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp – xây dựng vẫn còn chưa ổn định. Cụ thể trong năm 2010 DSCV đạt 251.757 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 40,76%, đến năm 2011 cho vay đã tăng lên 374.613 triệu đồng tương đương tăng 48,80% chiếm tỷ trọng cao nhất ngành trên 56%. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thuộc thuộc lĩnh vực công nghiêp – xây dựng trên địa bàn rất lớn, ngoài ra nhu cầu về nhà ở của người dân cũng ngày càng tăng đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển. Tuy sang năm 2012, DSCV có giảm 16,23% còn 313.795 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu ngành lại tăng lên 64,50%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, DSCV giảm 41,67% so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng tỷ trọng tiếp tục tăng và chiếm 84,70% trong cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế. Nguyên nhân có sự sụt giảm là do nền kinh tế vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là tình hình đóng băng của thị trường bất động sản, ngoài ra do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước nên đã làm giảm DSCV đối với các doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy DSCV doanh nghiệp ở hầu hết các ngành đều giảm trong năm 2012 nhưng lĩnh vực công nghiêp – xây dựng có tốc độ giảm thấp nhất.

c) Thương mại dịch vụ

Ngoài lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, DSCV đối với DNVVN theo lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng cao trong cho vay doanh nghiệp theo cơ cấu ngành. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có rất nhiều ngành nghề, trong đó ngân hàng cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành bán buôn và bán lẻ; bán, sửa chửa ô tô, mô tô, xe gắn máy… Qua bảng số liệu ta thấy DSCV có sự sụt giảm đáng kể qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 cho vay đạt 349.629 triệu đồng và chiếm tỷ trọng trên 56,61%, sang năm 2011 cho vay đã giảm 29,18% so với năm 2010 và tỷ trọng cũng đã giảm còn 37,46%. Đến năm 2012 DSCV tiếp tục giảm 35,89% còn 158.730 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, cho vay ở lĩnh vực thương mại dịch vụ đã giảm mạnh khoảng 78,72% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm DSCV ở lĩnh vực thương mại dịch vụ là do trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, làm phát tăng cao lên làm cho sức mua của người dân đã giảm mạnh nên dẫn đến hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao. Chính vì thế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp giảm. họ chỉ vay với khoản vay nhỏ để duy trì hoạt động kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều – cần thơ (Trang 37)