Đôi nét tiểu sử Newton

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 54)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

3.1.2.1Đôi nét tiểu sử Newton

Hình 3.4: Sóng khúc xạ

Khi một chùm ánh sáng truyền giữa hai môi trƣờng có chiết suất khác nhau thì chùm tia bị khúc xạ (đổi hƣớng). Một phần nhỏ của mỗi đầu sóng góc phải chạm đến môi trƣờng thứ hai trƣớc khi phần còn lại của đầu sóng tiến đến mặt phân giới. Phần này sẽ bắt đầu đi qua môi trƣờng thứ hai sẽ chuyển động chậm hơn do chiết suất của môi trƣờng thứ hai cao hơn, trong khi phần còn lại của sóng vẫn còn truyền trong môi trƣờng thứ nhất. Do mặt sóng lúc này truyền ở hai tốc độ khác nhau, nên nó sẽ uốn cong vào môi trƣờng thứ hai, do đó làm thay đổi hƣớng truyền.

* Hiện tượng nhiễu xạ

Thuyết sóng của Huyghens chƣa giải thích đƣợc hiện tƣợng này.

Và để nói lên quan điểm của mình, năm 1960, Huyghen công bố “GIÁO TRÌNH QUANG HỌC”, đây là công trình đầu tiên về lý thuyết sóng ánh sáng.

3.1.2 Newton: Ánh sáng là hạt

3.1.2.1 Đôi nét tiểu sử Newton

Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim ngƣời Anh, đƣợc nhiều ngƣời cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hƣởng lớn nhất. Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chƣa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trƣớc khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với cha dƣợng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi cha dƣợng mất, ông tiếp tục đƣợc cho học đại học (trƣờng Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trƣờng với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 53 SVTH: Quách Thùy Dƣơng Hình 3.5: Isaac Newton

Ông đƣợc nhận làm giảng viên của trƣờng Đại học Cambridge năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra đƣợc tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đƣa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gƣơng thay thấu kính để hạn chế sự nhòe ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh. Newton đƣợc bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trƣờng. Năm 1684, Halley thuyết phục đƣợc Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vƣợt ra ngoài nƣớc Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, Newton đƣợc bầu vào Nghị viện Anh. Năm 1703, đƣợc bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Ông đƣợc Nữ hoàng phong bá tƣớc năm 1705. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

Trong cơ học, Newton đƣa ra nguyên lý bảo toàn động lƣợng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đƣa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là ngƣời đƣợc cho rằng có nhiều ảnh hƣởng hơn Albert Einstein.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 54)