Ánh sáng siêu hình trong con mắt Platon

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 33)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

2.1.5Ánh sáng siêu hình trong con mắt Platon

Platon (khoảng 427-347 TCN), là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp đƣợc xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều ngƣời coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông. Sinh ra ở Athen, ông đƣợc hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates.

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 32 SVTH: Quách Thùy Dƣơng Hình 2.1: Platon (427-347 TCN)

Platon đã đẩy quan niệm về sự khác biệt căn bản giữa vẻ bề ngoài và bản chất bên trong đến cực điểm. Ông cho rằng có hai cấp độ của thực tại: thực tại của thế giới vật lý mà các giác quan của chúng ta tiếp cận đƣợc - đó là thế giới không vĩnh cửu, hay thay đổi và ảo giác - và thực tại của thế giới thực, thế giới của các Ý niệm vĩnh cửu và bất biến.

Để minh hoạ sự lƣỡng phân giữa hai thế giới và quan niệm cho rằng thế giới cảm giác và nhất thời chỉ là sự phản ảnh nhạt nhòa của thế giới các Ý niệm, Platon đã đƣa ra một phúng dụ nổi tiếng gọi là phúng dụ hay thần thoại cái hang. Bên ngoài hang có một thế giới lung linh các màu sắc, các hình dạng và ánh sáng mà con ngƣời trong hang không thể nhìn thấy, không thể tiếp cận đƣợc. Tất cả những gì con ngƣời ở đây tri giác đƣợc, đó là bóng của các vật và các sinh vật của thế giới bên ngoài hắt lên thành hang. Thay vì sự rực rỡ của các sắc màu, sự rõ nét của các hình dạng của hiện thực, họ chỉ đƣợc thấy một màu xám buồn tẻ và các đƣờng viền mờ nhoè của những cái bóng. Tính hai mặt này của thế giới kéo theo tính hai mặt của Tồn tại. Trong thế giới các Ý niệm nơi cái Thiện ngự trị, nó là vĩnh cửu và bất biến, tồn tại bên ngoài thời gian và không gian; còn trong thế giới cảm giác, con tạo nhào nặn vật chất theo các kế hoạch của thế giới các ý niệm.

Liên quan đến thị giác, Platon lấy lại một số khái niệm của những ngƣời đi trƣớc và sắp xếp chúng lại theo cách riêng của ông. Chẳng hạn, trong cuốn Timée, ông đã phát triển ý tƣởng "lửa" trong mắt mà Empédocle đã phát biểu bảy mƣơi năm trƣớc. Ông dẫn ví dụ về cái kim rơi xuống đất; chúng ta có thể tìm cái kim này rất lâu, nhƣng, để thấy nó, thì chỉ cần cái nhìn của chúng ta rơi trên nó, chạm vào nó, và trong một chừng mực nào đó là sờ mó nó. Nhƣ vậy thị giác là một loại xúc giác hoạt động thông qua các tia thị giác. Bằng chứng: chẳng phải đôi khi chúng ta cảm thấy có ai đó nhìn sau gáy ta đấy sao? Platon cũng chấp nhận bốn màu cơ bản của Empédocle bằng cách coi chúng gắn liền với bốn nguyên tố. Đi theo dấu chân của Démocrite, ông đã lấy lại quan niệm cho rằng có các màu là do các hạt cơ bản. Nhƣng ông bác bỏ các quan niệm nguyên tử luận của Démocrite và cho rằng thế giới đƣợc cấu thành không phải từ các nguyên tử, mà từ các đa gi ác đều.

Ở Platon, ánh sáng thuộc vào hạng siêu hình. Mặt Trời là con của cái Thiện, và mắt, nhạy cảm với ánh sáng, là một cơ quan gắn chặt nhất với Mặt Trời. Nhƣ vậy thị giác là kết quả cảu sự tổng hợp của ba quá trình bổ sung cho nhau. Mắt phát ra lửa, lửa

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 33 SVTH: Quách Thùy Dƣơng

kết hợp với ánh sáng xung quanh để tạo thành một chùm sáng duy nhất. Chùm sáng này đƣợc phóng thẳng ra phía trƣớc cho đến khi gặp bề mặt của một vật; ở đó, nó gặp tia các hạt do vật phát ra dƣới tác dụng của ánh sáng xung quanh và kết hợp với chùm sáng ban đầu. Tia các hạt này chứa thông tin về tình trạng của vật, màu sắc và kết cấu của nó. Sau đó chùm sáng co lại để truyền đến mắt những thông tin này. Các hạt đi qua những lỗ nhỏ xíu trong măt để truyền thông tin đến não, nơi diễn giải những thông tin này. Bởi vì hình ảnh sinh ra chỉ do sự gặp gỡ giữa các tia thị giác có bản chất thần thánh phát ra từ mắt chúng ta với các tia phát ra từ vật, "những gì giống nhau đi đến với nhau", nên Platon có thể giải thích đƣợc tại sao chúng ta không thể nhìn thấy trong bóng tối: sở dĩ mắt không thể nhìn trong đêm tối, chính là bởi vì các vật không phát ra các tia, nên "lửa" bên trong mắt không thể tiếp xúc với "lửa" phát ra từ các vật bên ngoài. Trong sơ đồ Platon, mắt đồng thời là cơ quan phát và cơ quan thu, vừa chủ động vừa thụ động, và vai trò của ánh sáng xung quanh đã đƣợc nêu ra một cách rất rõ ràng.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 33)