Khoa học phƣơng đông cổ đại

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 31)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

2.1.2Khoa học phƣơng đông cổ đại

Từ thế kỉ XVIII – XII TCN, ngƣời Trung Quốc đã làm ra lịch; Thế kỉ XI TCN, đã biết dùng đồng hồ mặt trời; Thế kỉ III TCN, biết dùng la bàn; 105, Thái Luấn chế ra giấy.

Các nhà toán học: Trƣơng Sƣơng (TK I TCN), Cảnh Thọ Xƣơng (TK II TCN) phát biểu phƣơng pháp giải hệ phƣơng trình bậc nhất và dùng số âm trong phép tính, mô tả đƣợc phƣơng pháp khai căn bậc 2, bậc 3, giải phƣơng trình bậc 2…; Tổ Xung Chi (TK V TCN) tính đƣợc giá trị gần đúng của pi là 355/133.

Ngƣời Ai Cập và ngƣời Babilon cũng đã đạt trình độ toán học khá cao. Tuy nhiên, quan niệm của họ vẫn là quan niệm thiếu hệ thống, hoang đƣờng, dựa trên thần thọai và tôn giáo, những quan niệm khác nhau về thế giới ở Ai Cập và Babilon không có khả năng tập hợp lại đƣợc thành những trƣờng phái rõ rệt.

Trái lại, ở Trung Quốc đã diễn ra một cuộc đấu tranh về triết học. Cuối TK VI, đầu TK V TCN đã phát sinh học thuyết của Khổng Tử, có tính luân lý – chính trị. TK V, xuất hiện thuyết của Lão Tử về ―đạo‖ (là một học thuyết tiến bộ, nhƣng về sau đã bị biến thành một tôn giáo). TK III – II TCN, xuất hiện thuyết ngũ hành ở Trung Quốc (mầm mống của quan niệm duy vật thế giới), nhƣng về sau thuyết ngủ hành bị xuyên tạc thành một thuyết huyền bí, mang nội dung mê tính. TK II TCN, xuất hiện học thuyết về ―khí‖, coi nhƣ là cơ sở của vũ trụ… về sau cũng bị bóp méo thành thuyết huyền bí, mê tín.

Ở Ấn Độ, 1000 năm TCN có tƣ tƣởng cho rằng vũ trụ ko bao gồm gì khác ngoài vật chất… Khoảng vài trăm năm TCN, có những trƣờng phái duy vật, giải thích những hiện tƣợng trong vũ trụ bằng quan niệm nhân quả và nguyên tử luận,chống lại cách giải thích của tôn giáo.

Nhƣ vậy ở phƣơng đông cổ đại đã xuất hiện những mầm mống ban đầu của khoa học, nhƣng trong điều kiện phong kiến đã hình thành và củng cố những thuyết mang tính duy vật dần biến thành những thuyết huyền bí, bị mai một và không đóng góp nhiều vào sự phát triển của khoa học.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 31)