Ptólemée (khoảng 100-178 TK II TCN)

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 40)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

2.1.7.3Ptólemée (khoảng 100-178 TK II TCN)

Tới TK II TCN, các nhà thiên văn đã quan trắc thiên văn chính xác để mô tả chuyển động của các thiên thể và lập ra một bản đồ sao gồm hơn 1000 sao. Thuyết địa tâm dựa trên học thuyết của Aristote đƣợc đa số các nhà thiên văn công nhận. Theo thuyết địa tâm Trái đất hình cầu và đứng yên ở trung tâm vũ trụ, bao quanh Trái đất có 7 mặt cầu pha lê tinh khiết là: mặt trời, mặt trăng, và 5 hành tinh. Các mặt cầu này chuyển động liên tục với cùng một vận tốc không đổi. Ngoài cùng là một mặt cầu đứng yên trên đó có gắn vô số các sao bất động. Nhƣng các nhà thiên văn cũng đã phát hiện mâu thuẩn giữa kết quả quan sát và lý thuyểt của Aristote.

Để giải quyết những mâu thuẫn đó, Ptólemée (khoảng 100-178 TK II TCN) đã có một giải pháp tài tình mô tả đƣợc chuyển động của các hành tinh và tính đƣợc vị trí của hành tinh trên bầu trời vào một thời điểm nhất định. Theo Ptólemée, chỉ có mặt trời và mặt trăng gắn trực tiếp trên các thiên cầu, mỗi hành tinh chuyển động trên một đƣờng tròn nhỏ gọi là ngoại luân, có tâm nằm trên thiên cầu của hành tinh đó. Khi thiên cầu quay tròn, tâm của các ngoại luân đó sẽ vẽ thành một đƣờng tròn lớn gọi là nội luân. Với thuyết ngoại luân và nộ luân Ptólemée không những mô tả chuyển động của các hành tinh mà còn tính đƣợc chính xác vị trí các hành tinh trên bầu trời vào thời điểm cho trƣớc.

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 39 SVTH: Quách Thùy Dƣơng Hình 2.7: Chuyển động của các hành tinh

Ngƣời Hy Lạp cũng đã biết đến hiện tƣợng khúc xạ. Trong cuốn Quang học, Ptolémée miêu tả thí nghiệm đã từng đƣợc Euclide nhắc đến:

+ Đặt một cái bát to lên bàn và thả xuống đáy bát một đồng tiền xu. Hãy ngồi ở một chỗ sao cho bạn không thể nhìn thấy đồng tiền xu nếu không hơi nhổm ngƣời lên. Nghĩa là đồng xu đã nằm ngoài tầm mắt của bạn. Sau đó hãy đổ nƣớc từ từ vào trong bát. Mức nƣớc tăng lên và, đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhìn thấy đồng xu mà không phải nhổm ngƣời lên. Sở dĩ bạn nhìn thấy đồng xu là nhờ khúc xạ ánh sáng: không có nƣớc, các tia sáng xuất phát từ đồng xu không đi vào mắt; có nƣớc, tia sáng bị lệch về phía đáy và đi vào mắt nên bạn có thể nhìn thấy nó.

+ Một thí nghiệm khác cũng minh hoạ những hiệu ứng lạ của khúc xạ: đặt một cái bút chì vào trong bát nƣớc và bạn thấy cái bút chì này dƣờng nhƣ không còn là một vật nguyên vẹn nữa, mà trông cứ nhƣ bị cắt làm đôi; khúc xạ làm cho phần bị chìm dƣới nƣớc trông cứ nhƣ không gắn với phần nằm trên mặt nƣớc.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 40)