Vật lý của Aristote

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 35)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

2.1.6Vật lý của Aristote

Cuối TK V TCN, Aten bắt đầu suy tàn. Hề thống tƣ duy của phái Iôni và nguyên tử luận bị đẩy lùi, nhƣờng chỗ cho triết học duy tâm của Socrate (463 – 399 TCN) và học trò của ông là Platon (427 – 347 TCN). Cuối thế kỷ IV TCN, Alexandre đại đế chinh phục toàn bộ Hy Lạp, một giai đoạn mới của Hy Lạp cổ đại bắt đầu.

Aristote (384 – 322 TCN) là học trò của Platon, và là thầy học của Alexandre đại đế khi còn trẻ. Ông là ngƣời sáng lập ra logic hình thức.

Hình 2.2: Aristote (384 – 322 TCN)

Aristote (384 – 322 TCN) là học trò của Platon, và là thầy học của Alexandre đại đế khi còn trẻ. Ông là ngƣời sáng lập ra logic hình thức.

Aristote là ngƣời cha đỡ đầu của vật lý học. Theo ông, để nhận thức đƣợc thiên nhiên vật lý học phải nghiên cứu các quy luật cơ bản (nguyên nhân ban đầu), những quy luật bộ phận (nguyên lý ban đầu), những hạt cơ bản (những nguyên tố) tạo thành mọi vật.

Trong cuốn ―Vật lý học‖ của Aristote không có công thức toán học và không có thí nghiệm. Aristote dùng phƣơng pháp nhƣ của Socrate, đi đến kết luận bằng lập luận và vạch ra những mâu thuẩn về mặt logic. Do phƣơng pháp nhƣ vậy, cuốn ―Vật lý học‖ của Aristote đúng ra là một giáo trình triết học hơn là một giáo trình khoa học tự nhiên.

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 34 SVTH: Quách Thùy Dƣơng

Aristote công nhận sự tồn tại khách quan của vật chất. Nhƣng vật chất chỉ là tiềm năng của vật thật, muốn trở thành vật thật thì vật chất phải có thêm hình thức nữa. Aristote phân tích, phê phán những luận điểm của phái Iôni, Êlê, nguyên tử luận và trình bày luận điểm của mình.

Hệ thống triết học tự nhiên của Arixtote không mang nhiều phỏng đoán thiên tài nhƣ các nhà triết học trƣớc, nhƣng nó dựa vào những sự kiện khách quan hơn, đề cập đến nhiều vấn đề thực tế, dẫn đến nhiều kết quả phù hợp với thực tại xung quanh, do đó ảnh hƣởng trực tiếp hơn đén sự phát triển của khoa học tự nhiên.

Hệ thống triết học tự nhiên của Aristote pha trộn những yếu tố duy tâm và duy vật, có nhiều luận điểm kì quặc nhƣng cũng có những yếu tố biện chứng, có giá trị. Về sau, giáo hội cơ đốc đã tƣớc bớt những yếu tố duy vật biện chứng và tuyệt đối hóa những yếu tố duy tâm, biến chúng thành những giáo đều (mặc dù Aristote ko có ý nhƣ vậy), nhằm phục vụ lợi ích tôn giáo. Lênin nói: ―Giáo hội đã giết chết phần sống ở Aristote và làm cho phần chết trở thành bất tử‖.

Tuy vậy, nhƣng cũng có những ý rất sâu sắc trong học thuyết của Aristote mà khoa học ngày này đã phát triển.

* Quan điểm Aristoteles về ánh sáng

Aristotes đƣa ra một quan điểm nằm giữa chủ nghĩa duy tâm của Platon và chủ nghĩa duy vật của Démocrite. Là một triết gia thuộc trƣờng phái tự nhiên, ông có cái nhìn cụ thể hơn và kinh nghiệm hơn về hiện thực, đồng thời ông cũng là ngƣời bác bỏ thế giới ý niệm của Platon.

Ông cũng không tỏ ra mấy thích thú đối với một thế giới cấu thành từ các nguyên tử và chân không, bởi lẽ chúng không phù hợp với các quan niệm của ông về các phẩm chất và sự thay đổi đặc trƣng của thế giới. Trong khi Démocrite quy giản vạn vật về các thực thể định lƣợng (các nguyên tử), thì Aristotelại cho rằng chính chất chứ không phải lƣợng mới tạo nên hiện thực cơ bản. Chẳng hạn, hãy nhìn một quả cam chín đặt trên đĩa. Theo Aristote, tính chất chín là tiềm năng có ngay từ đầu trong quả cam. Tiềm năng này trở thành hiện thực ngay khi quả cam chín. Sự chín, do đó, đối với ông là một phẩm chất cơ bản. Ngƣợc lại, đối với những ngƣời theo trƣờng phái nguyên tử luận, quả cam chín là bởi vì các nguyên tử cấu thành nó thay đổi vị trí hoặc cách xếp cạnh nhau của chúng. Bằng cách đƣa ra các khái niệm nhƣ "tiềm năng" và "thực tại", Aristote đã bác bỏ quan niệm của Parménide theo đó mọi thay đổi chỉ là ảo giác.

Aristote chấp nhận bốn nguyên tố của Empédocle và kết hợp chúng với bốn phẩm chất cơ bản gắn liền với xúc giác: lạnh, nóng, khô và ẩm. Nhƣ vậy, đất là lạnh và khô, nƣớc nóng và ẩm, không khí nóng và ẩm, lửa nóng và khô. Chính sự hòa trộn bốn phẩm chất cơ bản đã tạo ra các tính chất thứ cấp, nhƣ các màu sắc và mùi vị. Liên quan đến thị giác,Aristote bác bỏ dứt khoát các "tia thị giác" của Empédocle, bởi theo ông lý thuyết này không giải thích đƣợc tại sao chúng ta không nhìn thấy trong bóng tối. Ông cũng bác bỏ quan niệm của Platon về các hạt thoát ra từ bề mặt các vật để đi vào mắt ngƣời quan sát. Theo ông, sự tri giác các vật đƣợc thực hiện không phải thông qua dòng vật chất, mà bởi ấn tƣợng của chúng lên các giác quan, cũng giống nhƣ sáp tiếp nhận dấu ấn của chiếc nhẫn nhƣng không tƣớc mất của nó cái chất, sắt hay vàng,

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 35 SVTH: Quách Thùy Dƣơng

đã tạo nên chiếc nhẫn đó. Ấn tƣợng tạo bởi vật đã thực tại hóa tiềm năng vốn đã tồn tại trong cơ quan thị giác. Nhƣ vậy mắt tiếp nhận các ấn tƣợng về màu sắc, hình dạng, chuyển động,  Còn sự nhận dạng cuối cùng về vật không diễn ra trong mắt, mà trong một bộ phận mà Aristote gọi là sensus communis (lƣơng tri). Bởi vì Aristote đặt "tâm hồn" không phải trong não, mà trong tim, nên ông cũng đặt "lƣơng tri" ở trái tim. Để tạo ra một hình ảnh tinh thần về các ấn tƣợng, tâm hồn sử dụng một khả năng đặc biệt gọi là "tƣởng tƣợng".

Vậy các ấn tƣợng về các vật bên ngoài đƣợc truyền đến các cơ quan thị giác nhƣ thế nào? Theo Aristote, chức năng này đƣợc thực hiện trƣớc hết bởi không khí, sau đó bởi chất lỏng có trong mắt. Chúng ta nhìn thấy các vật bởi vì một nguồn sáng đã làm thay đổi tính chất của môi trƣờng giữa mắt và vật; từ không trong suốt, nó trở thành trong suốt. Môi trƣờng này đã có một tiềm năng trong suốt; chính ánh sáng đã thực tại hóa sự trong suốt này mà Aristotegọi là "diaphane": "Màu làm cho diaphane, nhƣ không khí, chẳng hạn, chuyển động, rồi sự diaphane lại truyền chuyển động của nó cho con mắt mà nó tiếp xúc." Để nhìn đƣợc thì nhất thiết phải có một nguồn sáng - lửa, Mặt Trời hay Mặt Trăng, chẳng hạn. Nguồn sáng này cho phép thực tại hóa sự trong suốt cần thiết cho thị giác mà trƣớc đó vẫn chỉ là tiềm năng. Nhƣ vậy, ánh sáng, màu sắc và các hình dạng không phải là các chất di chuyển qua một môi trƣờng. Chúng chỉ làm một việc là làm thay đổi cái môi trƣờng ấy. Chúng không cần thời gian để đi tới chúng ta; do đó sự tri giác là tức thời. Ngƣợc lại với điều mà Empédocle suy nghĩ, ánh sáng theo Aristotekhông phải là một vật chất: nó không phải là "lửa", không phải là vật, cũng không phải là xạ khí của của vật.

Liên quan đến màu sắc, Aristote cho rằng tồn tại hai màu cơ bản: đen và trắng, tạo thành các "phẩm chất cực đoan", mà ông đồng nhất với tối và sáng. Tất cả các màu khác bắt nguồn từ sự hòa trộn hai màu cơ bản này và biểu hiện các "phẩm chất trung gian". Tuy nhiên, sự hòa trộn này không đơn thuần chỉ là sự xếp cạnh của màu đen và trắng vốn chỉ tạo ra màu xám. Ở đây Aristote viện đến vai trò của nhiệt. Chẳng hạn, trong tác phẩm Màu sắc, ông đã miêu tả những con ốc sên vốn màu xám, sau khi bị luộc sẽ chuyển sang màu tím. Các màu khác cũng có thể bắt nguồn từ sự hòa trộn giữa đen và trắng trong một môi trƣờng bán trong suốt: đó là trƣờng hợp các màu nâu đỏ hoặc da cam của cảnh hoàng hôn.

Tóm lại, ngƣời Hy Lạp là tác giả của ba lý thuyết rất khác nhau về thị giác: lý thuyết "tia thị giác" xuất phát từ mắt của Empédocle; lý thuyết "hạt" của Leucippe và Démocrite, theo đó các hình dạng chuyển động đƣợc cấu thành từ các nguyên tử tách khỏi bề mặt của các vật; và lý thuyết "diaphane" của Aristote, trong đó một nguồn sáng thực tại hóa sự trong suốt của không khí xung quanh truyền đến mắt ngƣời cảm giác về các màu sắc và hình dạng của các vật. Các quan niệm này đã có ảnh hƣởng to lớn đến các nhà tƣ tƣởng quan tâm đến vấn đề ánh sáng và thị giác trong suốt hai mƣơi thế kỷ sau đó.

- Aristote cho rằng chức năng của não là làm lạnh máu.

- Các ngôi sao đƣợc nhìn thấy qua một môi trƣờng khác, là ê-te. Đó là nguyên tố thứ năm, có các phẩm chất thần thánh, mà Aristote gọi là "tinh chất".

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 35)