Trường phái Pitago một trường phái duy tâm

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 32)

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN LUẬN VĂN

2.1.3.2Trường phái Pitago một trường phái duy tâm

Ngƣời sáng lập: Pitago (khỏang 580 – 500 TCN) Tƣ tƣởng:

+ Các con số đóng vai trò thần thánh, con số điều khiển thiển thế giới, và mỗi con số là một biểu tƣởng, mỗi con số đều có ý nghĩa, số 1 là nguồn gốc của mọi vật, số 2 là nguồn gốc của mâu thuẫn… Trong trƣờng phái này cũng có 1 hạt nhân hợp lý đáng kể: nó vạch ra ý nghĩa của sự phân tích số lƣợng, của các quan hệ số lƣợng trong khoa học, một vấn đề mà phái duy vật chƣa thấy đƣợc. Nó cũng đạt đƣợc một số thành tựu tích cực: tìm thấy những dây đàn nhƣ nhau, có độ dài tỉ lệ với số nguyên đầu tiên 1:2:3:4:5:6 tạo ra những hợp âm du dƣơng, và tam giác có cạnh tƣơng ứng 3,4,5 là tam giác vông.

+ Quan niệm rằng trái đất hình cầu và chuyển động, nằm trong một hệ gọi là hệ hỏa tâm: Trái đất và mọi thiên thể đều quay quanh một ngọn lửa trung tâm. Xung quanh ngọn lửa có 10 mặt cầu chuyển động (vì số 10 là con số thiêng liêng). Về sau Copernic (1473 – 1543) đã vứt bỏ ngọn lửa trung tâm và ―phản địa cầu‖, đặt mặt trời vào trung tâm vũ trụ, và xây dựng nên hệ nhật tâm.

2.1.3.3 Trường phái Êlê - một trường phái duy tâm khác

Ngƣời sáng lập: Zenon (sinh khoảng 490 TCN)

Tƣ tƣởng: Thế giới là đồng nhất và tĩnh tại, sự đa dạng và sự biến đổi quanh ta chỉ là những ảo giác. Để phủ nhận chuyển động và biến đổi, Zenon đã đƣa ra những lập luận gọi là aporia (những lập luận dẫn đến bế tắc)…

Ví dụ: aporia về Asin và con rùa, Asin không bao giờ đuổi kịp con rùa, vì thời gian Asin chạy đến vị trí thứ nhất của con rùa thì nó đã đến vị trí thứ hai, và khi Asin đến vị trí thứ 2 thì nó đã đến vị trí thứ 3… và cứ thế mãi mãi. Sai lầm: chỉ chú trọng lập luận mà ko so sánh thực tế. Nhƣng suốt hai nghìn năm sau đó không ai tìm ra đƣợc

GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Khanh 31 SVTH: Quách Thùy Dƣơng

lập luận nào để thay thế. Phải tới TK XVII, khi toán học tìm ra phép tính vi phân mới có đƣợc một lập luận khoa học để bác bỏ Aporia của Zezon.

Khoa học cổ Hy Lạp mặc dù đã dựa vào tri thức của phƣơng đông cổ đại nhƣng đã đƣa vào những nét mới. Trong lập luận của các nhà khoa học tuy có cái ngây ngô, hoang đƣờng nhƣng đã thể hiện rõ tính vĩnh cửu của vật chất và sự phát triển của thế giới do những nguyên nhân tự nhiên và khách quan.

Một phần của tài liệu quá trình hình thành các định luật vật lý các phát minh khoa học đầu tiên (Trang 32)