Ánh giá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 42)

a) Dư nợ trên tổng vốn huy động

Năm 2010 chỉ tiêu này là 0,9 lần, nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động được thì ngân hàng có thể cho vay 0,9 đồng. Điều đó chứng tỏ tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Năm 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này lần lược là 0,69 lần, 0,72 lần và 0,75 lần. Chỉ số này qua các năm đều nhỏ hơn 1 có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng cao nhưng khả năng sử dụng vốn của ngân hàng chưa được tốt. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này để tránh tình trạng xảy ra nợ xấu thì ngân hàng cho vay có chọn lọc và chủ yếu cho vay ngắn hạn nên nhanh chóng thu hồi vốn làm cho dư nợ đến cuối năm của ngân hàng không được cao. Bên cạnh đó, lượng vốn huy động được một phần chuyển về hội sở để đầu tư cho những dự án lớn làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng.

b) Vòng quay vốn tín dụng

Trong năm 2010, vòng quay vốn tín dụng đạt 1,05 vòng, năm 2011 là 1,38 vòng và năm 2012 là 1,44 vòng. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung mở rộng tín dụng ngắn hạn nên đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, với sự nỗ lực hết mình của CBTD trong công tác thu hồi nợ khi đến hạn làm cho DSTN của ngân hàng tăng đáng kể và nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Như vậy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm luôn biến động tăng và lớn hơn 1 chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối tốt, việc thu hồi nợ đảm bảo cho việc tái đầu tư, sinh lời của ngân hàng và điều tiêu cực hơn là các doanh nghiệp gặp khó khăn, chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời chứ không vay dài hạn để mở rộng quy mô hay đổi mới công nghệ như trước kia.

Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Vốn huy động Tr.đồng 453.701 544.000 633.151 525.766 658.196 Doanh số thu nợ Tr.đồng 407.202 542.983 599.159 207.692 344.782 Tổng dư nợ Tr.đồng 408.667 376.518 454.048 383.553 492.218 Dư nợ bình quân Tr.đồng 388.164 392.593 415.283 390.962 437.886 Nợ khả năng mất vốn Tr.đồng 1.230 616 1.910 1.611 1.559 Nợ xấu Tr.đồng 2.018 13.383 3.044 4.334 2.449 DPRRTD được trích Tr.đồng 1.000 6.800 1.100 690 380 Số cán bộ tín dụng Người 15 13 12 12 12 Số KH có nợ xấu Người 139 170 158 124 114 Tổng số KH Người 1980 1896 2100 1770 2280 NQH Tr.đồng 7.353 67.184 37.000 19.817 2.889 Dƣ nợ/vốn huy động Lần 0,9 0,69 0,72 0,73 0,75 Vòng quay vốn TD Vòng 1,05 1,38 1,44 - - NQH/tổng dƣ nợ % 1,8 17,84 8,15 5,17 0,59 Tỉ lệ nợ xấu % 0,49 3,55 0,67 1,13 0,5 Tỉ lệ DPRRTD % 0,24 1,81 0,24 0,18 0,08 Khả năng bù đắp RRTD % 49,55 50,81 36,14 15,92 15,52 Hệ số khả năng mất vốn % 0,32 0,16 0,46 0,41 0,36 Dƣ nợ / CBTD Tr.đồng/ CB 27.244 28.963 37.837 31.963 41.018 Số KHCNX/Tổng số KH % 7 9 7,5 7 5

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long DPRRTD: Dự phòng rủi ro tín dụng RRTD: Rủi ro tín dụng NQH: Nợ quá hạn CBTD: Cán bộ tín dụng KH: Khách hàng Tr.đồng: Triệu đồng

c) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Năm 2011 đạt 17,84%, tăng 16,04% so với năm 2010. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay cũng tăng, đầu tư công cắt giảm, chi tiêu người dân giảm mạnh, thời tiết

cho khách hàng của ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, thu nhập không ổn định dẫn đến việc NQH tăng là điều không thể tránh khỏi. Đến năm 2012, tỉ lệ này giảm còn 8,15%, giảm 9,69% so với năm 2011. Mặc dù tỉ lệ này có giảm so với năm 2011 nhưng chưa thật sự đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với hoạt động trong ngân hàng vì tỉ lệ này chỉ phù hợp khi dưới 5%. Nguyên nhân giảm là do ngân hàng thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng kỹ lưỡng hơn, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường làm cho nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn nên doanh nghiệp làm ăn có hiệu quá nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng làm NQH giảm. Sáu tháng đầu năm 2013, NQH trên tổng dư nợ của ngân hàng đạt 0,59%, giảm 4,58% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân của NQH giảm là do nền kinh tế vĩ mô sáu tháng 2013 ổn định, lạm phát giảm, các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại diễn ra ngày càng nhiều, sức mua của người dân và xuất khẩu tăng, Chính phủ ưu đãi chính sách thuế đối với một số doanh nghiệp nên khách hàng của ngân hàng làm ăn hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng hạn hơn.

d) Tỉ lệ nợ xấu

Năm 2011 tỷ lệ này là 3,55%, tăng đột biến so với năm 2010. Điều này cho thấy tốc độ tăng của nợ xấu đã lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng dư nợ và ngân hàng đang gặp rủi ro vì tỉ lệ này chỉ an toàn khi dưới 3%. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng nên hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số người dân không hiệu quả, thua lỗ và thậm chí dẫn đến phá sản. Hơn nữa, sau khi bị xếp hạng một khoản nợ vào nhóm nợ xấu thì tất cả các khoản nợ còn lại của khách hàng tiếp tục được ngân hàng xếp vào cùng nhóm nên nợ xấu của ngân hàng tăng dẫn đến tình trạng rủi ro tín dụng cao. Nhưng trong một số trường hợp, sau khi đánh giá nếu thấy khách hàng vẫn còn triển vọng hồi phục hoạt động tốt hơn thì ngân hàng có thể cho vay thêm vốn mới để tháo gỡ khó khăn cùng một số biện pháp hỗ trợ khác. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 đã có triển biến khả quan giảm còn 0,67% và 0,5%. Ngoài ra, các CBTD đã chủ động kiểm soát các nhóm nợ, cảnh báo sớm với nợ nhóm 2, phân tích nguyên nhân cụ thể và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Mặt khác, mô hình Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) ngày càng hoàn thiện hơn và cơ quan Pháp Luật còn xử lý nghiêm các trường hợp cố ý không trả nợ ngân hàng gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng.

e) Tỉ lệ DPRRTD

Năm 2010 tỉ lệ này là 0,24%, tức là trong 100 đồng dư nợ cho vay thì sẽ có khoảng 0,24 đồng được đảm bảo. Năm 2011, tỉ lệ DPRRTD là 1,81% , nguyên nhân tỉ lệ này tăng là do nợ xấu của năm 2011 tăng mạnh, giá trị tài sản đảm bảo đối với các khoản vay cũng giảm và bị hao mòn. Đến năm 2012 tỉ số này là 0,24% và sáu tháng đầu năm 2013 là 0,08%. Nguyên nhân tỉ lệ này giảm một phần là do nợ xấu của ngân hàng giảm, phần khác là các khoản vay trong năm được ngân hàng đánh giá là có chất lượng tốt. Ngoài ra, ngân hàng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay, đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lí và ổn định. Hơn nữa, ngân hàng còn đẩy mạnh công tác thẩm định, yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhiều hơn, giảm tỷ trọng cho vay trên tài sản đảm bảo, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo khi phát hiện giá trị tài sản đảm bảo đang thế chấp cho những khoản vay bị sụt giảm.

f) Khả năng bù đắp RRTD

Năm 2011, nợ xấu tăng mạnh đồng thời dự phòng cũng tăng nhưng tốc độ tăng của DPRRTD cao hơn độ tăng của những khoản nợ xấu làm cho khả năng bù đắp RRTD tăng lên 50,81%. Cuối năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, cứ 100 đồng nợ xấu thì được đảm bảo lần lượt bằng 36,14 đồng và 15,52 đồng dự phòng. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng hoàn thiện chính sách, quy trình và thủ tục nhằm xác định và đo lường chính xác rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm quản lí tốt hơn các rủi ro phát sinh hoạt động tín dụng. DPRR phải được trích lập ở mức thích hợp vì nếu trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng vì khoản tiền này không được đưa vào đầu tư sinh lơi, nếu trích lập ít thì sẽ không đủ bù đắp rủi ro cho các khoản vay khi khách hàng không thanh toán.

g) Hệ số khả năng mất vốn

Ta thấy rằng trong 100 đồng dư nợ cho vay thì nợ có khả năng mất vốn qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 lần lượt là 0,32 đồng; 0,16 đồng; 0,46 đồng và 0,36 đồng. Hệ số này tương đối thấp nguyên nhân là do ngân hành chấp hành nghiêm quy định của NHNN về hoạt động tiền tệ tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, hệ số này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của CBTD trong công tác quản lý nợ nhóm 5, đây là nhóm nợ mà ngân hàng đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100% cho những khoản vay thuộc nhóm nợ này. Do đó, việc giảm hệ số này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

h) Dư nợ trên mỗi cán bộ tín dụng

Năm 2010 dự nợ trên mỗi CBTD đạt 27.244 triệu đồng. Năm 2011 đạt 28.963 triệu đồng, tăng 6,31% so với năm 2010. Đến năm 2012, đạt 37.837 triệu đồng, tăng 30,64% so với cùng. Nguyên nhân tăng là do mỗi CBTD luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án khả thi, từng người luôn bám sát địa bàn mình được phân công để nắm bắt kịp thời chủ trương của địa phương để ra quyết định cho vay đúng đắn và kịp thời. Ngoài ra, trong giai đoạn trên, NHNN đưa ra những chính sách vay vốn ưu đãi đối với ngành nghề, lĩnh vực theo quy định. Sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ trên mỗi CBTD đạt 41.018 triệu đồng, tăng 28,33% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng còn thực hiện cho vay đối với cán bộ công chức, người có thu nhập thấp để mua nhà ở và nền kinh tế dần phục hồi, lạm phát có xu hướng giảm, giá cả hàng hóa ổn định nên khách hàng vay vốn nhiều hơn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng làm cho dư nợ trên mỗi CBTD tăng lên. Dư nợ trên mỗi cán bộ tăng là điều đáng mừng nhưng bên cách đó CBTD cần theo dõi và giám sát chặt chẽ các khoản vay vì đây là nguồn thu chính của ngân hàng, việc đầu tư phải cần có chọn lọc không được dàn trải để tránh tình trạng phát sinh rủi ro tín dụng.

i) Số khách hàng có nợ xấu trên tổng số khách hàng

Năm 2010, tỉ lệ này là 7% nhưng đến 2011 tăng lên 9%. Điều này cho thấy chất lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng giảm, ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn trong vấn đề chọn lọc khách hàng qua khâu thẩm định và thực hiện công tác kiểm tra trước khi cho vay để có thể nâng cao chất lượng khách hàng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng mình. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 thì tỉ này lần lượt còn 7,5% và 5% điều này cho thấy công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng ngày càng được quan tâm hơn, có sự chọn lọc kỹ hơn khi vấn đề nợ xấu ngày càng tăng và chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày một cải thiện. Tỉ lệ này giảm là do các lãnh đạo cấp trên thường xuyên phối hợp với CBTD địa bàn đến từng địa bàn nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng kịp thời thu hồi các khoản nợ và kiên quyết xử lý những khách hàng cố ý dây dưa không có thiện chí trả nợ ngân hàng làm cho số khách hàng có nợ xấu giảm.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH

LONG 5.1 HẠN CHẾ

- Nợ xấu và NQH còn ở mức khá cao do bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế làm cho khách hàng có dư nợ lớn làm ăn không hiệu quả nên không trả được nợ cho ngân hàng.

- Mỗi CBTD quản lý địa bàn khá rộng với quá nhiều món vay nên không nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi khách hàng để có những biện pháp thích hợp hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, CBTD làm quá nhiều khâu từ thẩm định cho vay đến khâu thu hồi vốn nên đồng vốn có thể sử dụng không đúng với mục đích vay vốn và việc đánh giá khách hàng mang tính chủ quan.

- Việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng còn phải thông qua tòa án nên gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý, giá bán thấp tài sản hơn rất nhiều so với giá thị trường, văn bản thi hành án còn chậm, cần phải mất nhiều thời gian để bán một tài sản.

- Thông tin của khách hàng chỉ được CBTD thu thập qua chính khách hàng và hàng xóm xung quanh mà không có cơ sở nào để xác định được tính trung thực và mức độ chính xác của thông tin.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Phân tán rủi ro tín dụng

Cho vay nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực khác nhau:Ngân hàng không nên tập trung cho vay ở một số ít khách hàng hay nhóm những khách hàng kinh doanh cùng lĩnh vực mà phải mở rộng ra nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác để tránh khi rủi ro xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Thực hiện đồng tài trợ: Trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu ngân hàng e ngại có rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ. Với hình thức này thì giúp ngân hàng phân tán được rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng.

Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng không thể lường trước được thì ngân hàng nên liên kết với công ty bảo hiểm để bán bảo hiểm tín dụng với giá

chế được tác hại của rủi ro, bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Ví dụ như trong năm 2013, ngân hàng đã kết hợp với công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ABIC) bán “bảo hiểm bảo an tín dụng” cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn tại Agribank.

5.2.2 Thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng độc lập để chia sẽ công việc với CBTD với CBTD

Đây có thể là bộ phận gồm những cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ chuyên trách thu thập thông tin, có thể kiêm nhiệm khâu nhập dữ liệu khách hàng, soạn thảo báo cáo đồng thời thu thập, cập nhật thông tin thường xuyên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 42)