Doanh số cho vay theo theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)

Kinh doanh dịch vụ: năm 2011 tăng 5,22% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các cá nhân, tổ chức tiếp tục được nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay trung-dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh theo Quyết định 443/QĐ-CP. Mặt khác, Thủ Tướng Chính Phủ còn ban hành Quyết định 03/2011/QĐ-TTg về quy chế bảo lãnh cho DNVVN vay vốn tại NHTM nên làm cho DSCV của ngành tăng lên. Năm 2012, DSCV tăng 51,66% so với năm 2011. Tốc độ tăng của DSCV năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là do sức mua của người dân tăng bởi lạm phát năm 2012 chỉ khoảng 6,81% trong khi lạm phát năm 2011 là 18,13%; cộng với việc ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên theo quy định của Chính phủ. Mặt khác, DSCV tăng là do thực hiện Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND về việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương

mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn”, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt. Sáu tháng đầu năm 2013 tăng 66,85% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do tình hình lưu thông hàng hóa, dịch vụ và tiêu dùng xã hội tiếp tục chuyển biến tương đối tích cực; các chính sách quản lý điều hành giá cả, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ làm cho mức độ lạm phát đã giảm rõ nét làm cho tổng cầu của người dân tăng lên nên doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này.

Chăn nuôi: năm 2011 tăng 176,36% so với năm 2010. Kết quả của sự tăng trưởng là do người dân vay vốn nhiều hơn để thực hiện chủ trương của thành phố về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung để có điều kiện kiểm soát tốt dịch bệnh, thực hiện các dự án phục vụ phát triển hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Nhưng đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, doanh số này giảm. Nguyên nhân là do diễn biến xấu của tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng của thông tin về những chất cấm trong chăn nuôi đã làm cho giá cả sản phẩm giảm xuống mức thấp hơn giá thành sản xuất. Hơn nữa, tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi sụt giảm nghiêm trọng trong khi đó giá cả các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y vẫn ở mức cao nên người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Vì vậy, nhiều người dân không có tiền để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên ngân hàng hạn chế không cho vay mới đối tượng này và một số người mất niềm tin vào ngành này nên cũng hạn chế vay vốn để mở rộng chăn nuôi.

Trồng trọt: có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân là do thị xã Vĩnh Long vừa nâng cấp lên thành phố loại III, nên chính quyền địa phương chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ. Vì vậy ngành nông nghiệp ở thành phố Vĩnh Long thì không phát triển như ở các huyện lận cận. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ngày càng nhiều một phần giảm đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố, phần khác thì tạo ra nhiều việc làm hơn nên người nông dân sẽ dần dần chuyển thành công nhân để làm việc do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro không thể lường trước được. Đặc biệt do vị trí của ngân hàng nằm ở trung tâm thành phố, nơi tập trung rất nhiều những ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực KDDV nên việc cho vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Nhưng đến sáu tháng đầu năm 2013 tăng 72,64% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do thời tiết sáu tháng đầu năm chuyển biến tốt nên người dân vay vốn ngân hàng để tiến hành tái trồng trọt hoặc mở rộng quy

Bảng 4.2: Doanh số cho vay của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013 KDDV: Kinh doanh dịch vụ.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 390.549 466.075 646.286 200.954 362.841 75.526 19,34 180.211 38,67 161.887 80,56

Trung-dài hạn 57.659 44.759 30.403 13.773 20.111 -12.900 -22,37 -14.356 -32,07 6.338 46,02

Tổng 448.208 510.834 676.689 214.727 382.952 62.626 13,97 165.855 32,47 168.225 78,34

Phân theo ngành kinh tế

KDDV 326.454 343.487 520.948 175.264 292.429 17.033 5,22 177.461 51,66 117.165 66,85

Chăn nuôi 30.591 84.542 30.322 16.244 9.659 53.951 176,36 -54.220 -64,13 -6.585 -40,54

Trồng trọt 54.787 54.212 36.402 7.488 12.927 -575 -1,05 -17.810 -32,85 5.439 72,64

Tiêu dùng 36.376 28.593 89.017 15.731 67.937 -7.783 -21,40 60.424 211,32 52.206 331,87

mô trồng cây ăn quả, lúa, hoa màu. Ngoài ra, là do lãi suất cho vay đối với ngành này giảm còn 11%/năm theo Thông tư 09/2013/TT-NHNN và còn 10% theo Thông tư 10/2013/TT-NHNN.

Tiêu dùng: năm 2011 giảm 21,4% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát vẫn ở mức cao, cộng với lãi suất cho vay đối với ngành này tăng cao nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng rất hạn chế. Mặt khác, do thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP nên NHNN đã yêu cầu các TCTD hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất nên DSCV ngành tiêu dùng giảm. Sang năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, DSCV của ngành có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do lạm phát thấp hơn rất nhiều so với năm 2011, gía cả hàng hóa ổn định hơn, lãi suất cho vay tại ngân hàng đã giảm, tình hình kinh tế có chiều hướng tốt hơn nên nhu cầu vay vốn của người dân từ đó tăng lên. Mặc dù vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn so với các hoạt động khác nhưng do người dân trên địa bàn thành phố buôn bán thuận lợi, thu nhập tăng và đảm bảo được khả năng chi trả trong tương lai vì thế họ vay vốn ngân hàng nhiều hơn để chi tiêu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)