Kinh doanh dịch vụ: năm 2011 tăng 1004,96% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chỉ số lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao dẫn đến việc người dân thắt chặt tiêu dùng; cộng với nền kinh tế thế giới chỉ mới phục hồi sau khủng hoảng nên nhiều nước thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, nhu cầu thị trường xuất khẩu suy giảm đã làm hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều hơn. Mặt khác, là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng loại hàng hóa-dịch vụ tương tự nhau trên cùng một địa bàn hay một nhóm đối tượng khách hàng nên lợi nhuận của doanh nghiệp đã giảm, thậm chí thua lỗ dẫn đến nợ xấu tăng là điều không thể tránh khỏi. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nền kinh tế ổn định nên hoạt động kinh doanh của các thương buôn được cải thiện hơn. Đồng thời họ cũng đã rút được kinh nghiệm trong năm trước nên làm ăn có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhờ công tác giám sát sau khi cho vay của ngân hàng được thực hiện nghiêm túc và cẩn thận, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động đúng mục đích vay vốn. Hơn nữa, Chính phủ còn gia hạn, giảm, miễn thuế và giảm lãi suất cho một số doanh nghiệp theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, giảm hàng tồn kho, tăng thu nhập trả nợ cho ngân hàng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh.
Chăn nuôi: năm 2011, nợ xấu của ngành chăn nuôi tăng 1419,61% so với năm 2010. Nguyên nhân là do một số hộ dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên tình trạng dịch bệnh không thể kiểm soát được ngay khi phát sinh và luôn đứng trước những khó khăn do chi phí giá thành đầu vào tăng cao trong khi đầu ra không ổn định giá cả, thiếu sự liên kết trong khâu sản xuất- chế biến -tiêu thụ. Nhưng đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do năm trước nợ xấu của ngành này ở con số đáng báo động nên CBTD đã thận trọng khi cho vay đối tượng này, yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay nhiều hơn, nhắc nhỡ thường xuyên các khoản nợ đến
Bảng 4.5: Nợ xấu theo của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo thời hạn Ngắn hạn 634 4.478 2.110 2.000 1.603 3.844 606,31 -2.368 -52,88 -397 -19,85 Trung-dài hạn 1.384 8.905 934 2.334 846 7.521 543,42 -7.971 -89,51 -1.488 -63,75 Theo ngành kinh tế KDDV 908 10.033 1.710 1.826 1.197 9.125 1004,96 -8.323 -82,96 -629 -34,45 Chăn nuôi 102 1.550 37 38 28 1.448 1419,61 -1.513 -97,61 -10 -26,32 Trồng trọt 304 440 390 396 403 136 44,74 -50 -11,36 7 1,77 Tiêu dùng 704 1.360 907 2.074 821 656 93,18 -453 -33,31 -1.253 -60,41 Theo nhóm Nhóm 3 314 121 250 1.143 70 -193 -61,47 129 106,61 -1.073 -93,88 Nhóm 4 474 12.646 884 1.580 820 12.172 2567,93 -11.762 -93,01 -760 -48,10 Nhóm 5 1.230 616 1.910 1.611 1.559 -614 -49,92 1.294 210,06 -52 -3,23 Tổng 2.018 13.383 3.044 4.334 2.449 11.365 563,18 -10.339 -77,25 -1.885 -43,49
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013 KDDV: Kinh doanh dịch vụ
hạn và áp dụng các biện pháp mạnh đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng có thể cho khách hàng vay thêm để khắc phục khó khăn tạm thời, tiếp tục quá trình chăn nuôi kiếm thu nhập trả nợ ngân hàng nhằm giảm thiểu nợ xấu.
Trồng trọt: năm 2011 tăng 44,74% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngành trồng trọt phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, thời tiết biến đổi thất thường khiến người nông dân thu hoạch không được mùa nên rủi ro mang tính thời vụ rất cao. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của bà con hầu như là tự phát, đầu ra của sản phảm còn bấp bênh, giá cả không ổn định, khi bà con nông dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Đến năm 2012 nợ xấu có xu hướng sụt giảm và tăng nhẹ ở sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp xử lý các khoản nợ xấu, khắc khe trong công tác thẩm định các khoản vay mới. Đồng thời ngân hàng đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, ban ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên nên đã góp phần đáng kể trong việc khắc phục tình trạng nợ xấu.
Tiêu dùng: năm 2011 tăng 93,18% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thu nhập của đối tượng này bị sụt giảm khi chỉ số lạm phát tăng quá cao, tình trạng nợ lương của doanh nghiệp trở nên nhiều, cắt giảm biên chế, giảm phúc lợi. Mặt khác, lãi suất cho vay khá cao cộng với lãi phạt quá hạn tạo nên gánh nặng về nợ cho khách hàng. Nhưng nợ xấu có sự sụt giảm ở những năm sau đó. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay thuộc đối tượng này được ngân hàng điều chỉnh giảm theo mức giảm của lạm phát, nền kinh tế ổn định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn nên lương thưởng cũng được tăng theo làm cho khách hàng chủ động trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Mặt khác, CBTD có kế hoạch cụ thể thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ khách hàng khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng cố ý không hợp tác thì CBTD dùng mọi biện pháp kiên quyết như nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương, cơ quan cấp trên của khách hàng để thu hồi nợ tránh nợ xấu tăng cao gây thiệt hại cho ngân hàng. Ngoài ra, giá cả thị trường thì được kiểm soát chặt chẽ nhất là những loại hàng hóa thiết yếu như: thức ăn, may mặc làm cho đời sống của người dân cải thiện hơn và tiết kiệm được nhiều hơn nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn.