Nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 37)

Nợ xấu ngắn hạn: năm 2011 tăng 606,31% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm kinh tế còn khó khăn như lạm phát tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp không thuận lợi làm cho nông dân không có lời, giá trị sản xuất công nghiệp tăng chậm lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giảm. Mặt khác, do lãi suất tín dụng và chi phí đầu vào ở mức cao, thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, tồn kho tăng dẫn đến việc khách hàng không trả nợ đúng hạn, nợ xấu vì vậy mà phát sinh tại Chi nhánh. Hơn nữa, cho vay ngắn hạn với số tiền vay không nhiều, nhưng số lượng khách hàng vay lại rất đông, chính vì vậy làm cho khối lượng công việc của CBTD bị quá tải ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, xem xét khi cho vay, quá trình giám sát việc sử dụng vốn trước và sau khi cho vay không được thực hiện tốt, khiến nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích ban đầu nên việc thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nền kinh tế khả quan hơn năm 2011, lạm phát giảm, NHNN liên tục ban hành nhiều Thông tư giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định. Mặt khác, Chính phủ còn đưa ra một sốgiải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị thường theo Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 và Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013. Hơn nữa, CBTD còn giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của từng khách hàng để có những giải pháp kịp thời hạn chế phát sinh nợ xấu, công tác thu hồi nợ được thực hiện linh động hơn.

Nợ xấu trung-dài hạn: mặc dù dư nợ trung-dài hạn có xu hướng giảm qua các năm nhưng nợ xấu trung-dài hạn năm 2011 lại tăng 543,42% so với năm 2010. Qua đó cho thấy ngân hàng gặp rủi ro rất cao khi cho vay trung-dài hạn. Nguyên nhân nợ xấu tăng là do khoản vay này thường chia ra làm nhiều kỳ trả nợ, nếu khách hàng không trả nợ được một kỳ thì làm cho toàn bộ quá hạn theo, thêm vào đó là CBTD định kỳ hạn trả nợ chưa sát với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế cũng tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng. Hơn nữa, các khoản vay này thường cho vay đầu tư bất động sản hay các dự án, một thời

gian dài thị trường bất động sản bị đóng băng, nhiều dự án ngưng trệ vì tình hình kinh tế diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, cho vay trung- dài hạn có thời gian tương đối dài nên khi có sự biến động kinh tế bất thường thì một dự án tốt có thể chuyển thành xấu. Nhưng đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình cho vay trung-dài hạn được tuân thủ chặt chẽ hơn. Ngoài ra, đoàn xử lý nợ nội bộ duy trì hoạt động tương đối tốt, có những biện pháp thích hợp để thu hồi những khoản nợ tồn đọng lâu năm, khó đòi. Đồng thời, CBTD thường xuyên xuống địa bàn của mình cho vay để xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những biện pháp kịp thời nhằm thu hồi sớm những khoản nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 37)