Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 31)

Kinh doanh dịch vụ: DSTN thuộc ngành KDDV có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm DSCV thuộc đối tượng này có sự tăng trưởng và các khoản vay này đều có chu kỳ sản xuất, kinh doanh ngắn hạn nên thường có kỳ hạn trả ngay trong năm. Bên cạnh đó, lãi suất cho các khoản vay ngành KDDV đã được nhà nước và chính ngân hàng hỗ trợ theo Quyết định 443/QĐ-TTg nên khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ ngân hàng. Hơn nữa, thu nhập người dân tăng cao nên cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh làm cho tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội năm 2012 tăng 20,56% so với năm 2011. Ngoài ra, ban lãnh đạo thành phố đã hợp tác với các đơn vị khác tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại; đẩy mạnh cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiêu thụ hàng hoá; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường; nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa đến vùng sâu, vùng xa; tăng cường thu hút đầu tư và hoàn thiện hệ thống phân phối, bán lẻ. Những điều này đã giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KDDV làm ăn có hiệu quả, kiếm được nhiều lợi nhuận và nhanh chóng trả nợ ngân hàng.

Chăn nuôi: năm 2011, DSTN ngành chăn nuôi tăng 171,92% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, dù gặp không ít khó khăn nhưng ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển tương đối toàn diện, tạo thu nhập đáng kể cho người dân. Hơn nữa, việc hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm làm cho năng suất, chất lượng

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 334.149 441.321 542.003 172.133 322.570 107.172 32,07 100.682 22,81 150.437 87,40 Trung-dài hạn 73.053 101.662 57.156 35.559 22.212 28.609 39,16 -44.506 -43,78 -13.347 -37,53

Tổng 407.202 542.983 599.159 207.692 344.782 135.781 33,34 56.176 10,35 137.090 66,01

Phân theo ngành kinh tế

KDDV 274.403 379.296 440.171 156.047 259.088 104.893 38,23 60.875 16,05 103.041 66,03

Chăn nuôi 27.524 74.843 34.279 20.274 12.785 47.319 171,92 -40.564 -54,20 -7.489 -36,94

Trồng trọt 50.479 58.704 35.740 10.093 9.247 8.225 16,29 -22.964 -39,12 -846 -8,38

Tiêu dùng 54.796 30.140 88.969 21.278 63.662 -24.656 -45 58.829 195,19 42.384 199,19

Tổng 407.202 542.983 599.159 207.692 344.782 135.781 33,34 56.176 10,35 137.090 66,01

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013 KDDV:Kinh doanh dịch vụ

và hiệu quả trong lĩnh vực chăn nuôi liên tục tăng cao. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 DSTN có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do một số vùng còn xảy ra bệnh tai xanh trên heo, lỡ mồm long móng, cúm gia cầm đã làm cho sức tiêu thụ xã hội giảm mạnh; các trang trại, gia trại có đầu tư chuồng trại thì còn tiếp tục duy trì sản xuất, riêng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phần lớn chuồng trại đang bị ”treo”; giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành và sự tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi làm cho thu nhập người dân giảm thậm chí dẫn đến thua lỗ nên họ không có điều kiện để trả nợ ngân hàng.

Trồng trọt: năm 2011 DSTN tăng 16,29% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, hiện đại hóa, thực hiện thâm canh, xây dựng vùng sản xuất có quy mô lớn, chất lượng cao nên ngành trồng trọt trong thành phố vừa tăng về sản lượng lại vừa được giá trên cây lúa, hoa màu. Đồng thời việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap gắn với thương hiệu, giảm giá thành đã làm tăng hiệu quả cho người nông dân, góp phần nâng cao thu nhập và giúp họ trả nợ sớm cho ngân hàng. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, DSTN đã có sự sụt giảm. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của mưa trái mùa, bão sớm và các loại dịch hại nhất là đạo ôn, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ảnh hưởng mạnh đến cây trồng làm cho giá cả một số nông sản giảm thấp dưới giá thành, khó tiêu thụ gây bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, DSTN giảm là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên DSCV của ngành này có xu hướng giảm mạnh trong những năm trở lại đây.

Tiêu dùng: năm 2011, DSTN giảm 45% so với năm 2010. Nguyên nhân là do một bộ phận khách hàng làm ăn không hiệu quả nên đến thời hạn trả nợ vẫn chưa có khả năng trả hết nợ vay. Mặt khác, do những khoản vay tiêu dùng thường mang tính tạm thời, ngắn hạn và DSCV trong lĩnh vực này ở năm 2011 có giảm nên DSTN trong năm cũng giảm theo. Tuy nhiên, đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, doanh số này đã tăng lên lần lượt là 195,19% và 199,19%. Nguyên nhân chính do CBTD đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ xấu, NQH làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa, nền kinh tế dần ổn định làm cho thu nhập của người dân khấm khá hơn nên DSTN của ngân hàng cũng tăng lên. Mặt khác, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay cũng giảm theo nên một bộ phận khách hàng trả nợ các khoản vay trước cho ngân hàng để tránh lãi suất cao và có thể làm hồ sơ vay mới với lãi suất thấp hơn.

4.2.3. Dƣ nợ cho vay

4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn

Dư nợ ngắn hạn: có sự tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn để tái sản xuất, kinh doanh kỳ mới của doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục tăng mạnh sau khi vượt qua khủng hoảng. Đồng thời ngân hàng cho vay vốn theo chương trình: cho vay hỗ trợ lãi suất để mua sắm máy móc thiết bị NNNT, cho vay doanh nghiệp lúa gạo, cho vay DNVVN, cho vay xuất khẩu lao động. Mỗi sản phẩm cho vay mà ngân hàng đưa ra đều đáp ứng được yêu cầu của người đi vay và thời điểm đưa ra các sản phẩm cho vay vốn là rất kịp thời phù hợp với diễn biến chung của thị trường. Hơn nữa, trong địa bàn nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Dư nợ trung-dài hạn: có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân giảm là cho vay trung-dài hạn có rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên CBTD cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi cho vay nhằm giảm thiểu nợ xấu phát sinh trong tương lai. Bên cạnh đó, đa phần khách hàng tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu tiền nhanh vừa hạn chế được rủi ro đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho ngân hàng.

4.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế:

Kinh doanh dịch vụ: năm 2011 giảm 11,25% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, tiết kiệm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế trong thành phố làm cho một số doanh nghiệp suy giảm quy mô sản xuất kinh doanh nên dư nợ sụt giảm. Sang năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 tăng lần lượt là 28,6% và 31,46%. Nguyên nhân là do thành phố Vĩnh Long đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiêp tăng tỉ trọng KDDV. Do đó, ngân hàng đã không ngừng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này nhằm đa dạng hóa các ngành nghề ở địa phương, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Mặt khác, là do doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng sản xuất hàng hóa khi sức mua của người dân tăng trở lại sau một thời gian chững lại do lạm phát tăng cao ở năm 2011.

Chăn nuôi: năm 2011 tăng 52,61% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện các chương trình vay vốn ưu đãi đối với lĩnh vực chăn nuôi theo quy định của chính phủ. Ngoài ra, các hộ vay vốn để mở rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, an toàn sinh học và một số người làm ăn có hiệu quả tiếp tục vay vốn ngân hàng mở rộng mô hình

Bảng 4.4: Dư nợ của Agribank thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn Ngắn hạn 206.383 231.137 335.420 259.958 375.691 24.754 11,99 104.283 45,12 115.733 44,52 Trung-dài hạn 202.284 145.381 118.628 123.595 116.527 -56.903 -28,13 -26.753 -18,40 -7.068 -5,72 Tổng 408.667 376.518 454.048 383.553 492.218 -32.149 -7,87 77.530 20,59 108.665 28,33 Theo ngành kinh tế KDDV 318.285 282.476 363.253 301.693 396.594 -35.809 -11,25 80.777 28,60 94.901 31,46 Chăn nuôi 18.435 28.134 24.177 24.104 21.051 9.699 52,61 -3.957 -14,06 -3.053 -12,67 Trồng trọt 22.519 18.027 18.689 15.422 22.369 -4.492 -19,95 662 3,67 6.947 45,05 Tiêu dùng 49.428 47.881 47.929 42.334 52.204 -1.547 -3,13 48 0,10 9.870 23,31 Tổng 408.667 376.518 454.048 383.553 492.218 -32.149 -7,87 77.530 20,59 108.665 28,33

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agibank thành phố Vĩnh Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013 KDDV: Kinh doanh dịch vụ

chăn nuôi để tăng thu nhập. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ ngành này có xu hướng giảm trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm tình hình dịch bệnh hoành hành trên diện rộng nên người dân hạn chế tiêu dùng làm cho cầu giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá tiêu thụ các sản phẩm trong chăn nuôi giảm, thậm chí thấp hơn giá thành nên người dân bị thiệt hại nặng dẫn đến thua lỗ, với tâm lý lo sợ nên người dân ít vay vốn để mở rộng chăn nuôi.

Trồng trọt: do sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên khi thời tiết biến đổi thất thường ảnh hưởng đến thu hoạch của người dân làm cho một số người ngại rủi ro hạn chế vay vốn tại ngân hàng để tiếp tục hay mở rộng sản trồng trọt nên dư nợ năm 2011 giảm 19,95% so với năm 2010. Hơn nữa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ là một chính sách kinh tế hiệu quả của thành phố, vì vậy cùng với sự phát triển đó thì ngân hàng cũng chú ý đến cơ cấu dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các ngành nghề trong ngân hàng sao cho hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố. Đến năm 2012, thì dư nợ của ngành này lại tăng nhẹ so với năm 2011 là 3,67%. Nguyên nhân là do chịu sự tác động bất lợi về thời tiết, dịch bệnh hoành hành, giá cả đầu vào lẫn đầu ra cùng với thị trường tiêu thụ luôn biến động không ổn định đã gây không ít khó khăn cho người trồng trọt làm cho DSCV và DSTN của ngành đều sụt giảm nhưng DSTN thì sụt giảm nhiều hơn DSCV. Sáu tháng đầu năm 2013 tăng 45,05% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Sở NN & PTNT của thành phố tăng cường làm tốt công tác dự báo, giám sát, chủ động phát hiện sớm những cây trồng bị bệnh, có biện pháp khoanh vùng dịch, xử lý kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Với những điều kiện thuận lợi trên làm cho người dân chủ động hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô trồng trọt nên dẫn đến dư nợ của ngành tăng lên.

Tiêu dùng: do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới vào năm 2011, đây là năm nền kinh tế gặp nhiều bất ổn nhất trong những năm trở lại đây, đã làm cho người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng. Đồng thời do Chi nhánh thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011 về việc giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất, điều đó đã làm cho dư nợ giảm 3,13% so với năm 2010. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ ngành này có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm giúp cho người dân có dòng vốn giá rẻ để tiêu dùng và ngân hàng còn đưa ra chương trình vay vốn ưu đãi, đẩy mạnh phát hành thẻ ghi nợ, tăng cường thêm các tiện ích cho khách hàng. Hơn nữa do lạm phát thấp, thị trường hàng hóa ngày càng mở rộng, giá cả thì được kiểm soát chặt chẽ tránh hiện

của người dân tăng lên. Mặt khác, theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN thì NHNO & PTNT là một trong năm ngân hàng được chỉ định cho vay hỗ trợ nhà ở đối với người có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nên dư nợ ngành này cũng tăng lên.

4.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG4.3.1. Rủi ro tín dụng thông qua nợ xấu 4.3.1. Rủi ro tín dụng thông qua nợ xấu

4.3.1.1 Nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu ngắn hạn: năm 2011 tăng 606,31% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm kinh tế còn khó khăn như lạm phát tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp không thuận lợi làm cho nông dân không có lời, giá trị sản xuất công nghiệp tăng chậm lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giảm. Mặt khác, do lãi suất tín dụng và chi phí đầu vào ở mức cao, thị trường tiêu thụ có xu hướng thu hẹp, tồn kho tăng dẫn đến việc khách hàng không trả nợ đúng hạn, nợ xấu vì vậy mà phát sinh tại Chi nhánh. Hơn nữa, cho vay ngắn hạn với số tiền vay không nhiều, nhưng số lượng khách hàng vay lại rất đông, chính vì vậy làm cho khối lượng công việc của CBTD bị quá tải ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, xem xét khi cho vay, quá trình giám sát việc sử dụng vốn trước và sau khi cho vay không được thực hiện tốt, khiến nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích ban đầu nên việc thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nền kinh tế khả quan hơn năm 2011, lạm phát giảm, NHNN liên tục ban hành nhiều Thông tư giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định. Mặt khác, Chính phủ còn đưa ra một sốgiải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị thường theo Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 và Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013. Hơn nữa, CBTD còn giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của từng khách hàng để có những giải pháp kịp thời hạn chế phát sinh nợ xấu, công tác thu hồi nợ được thực hiện linh động hơn.

Nợ xấu trung-dài hạn: mặc dù dư nợ trung-dài hạn có xu hướng giảm qua các năm nhưng nợ xấu trung-dài hạn năm 2011 lại tăng 543,42% so với năm 2010. Qua đó cho thấy ngân hàng gặp rủi ro rất cao khi cho vay trung-dài hạn. Nguyên nhân nợ xấu tăng là do khoản vay này thường chia ra làm nhiều kỳ trả nợ, nếu khách hàng không trả nợ được một kỳ thì làm cho toàn bộ quá hạn theo, thêm vào đó là CBTD định kỳ hạn trả nợ chưa sát với chu kỳ kinh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)