Việc sử dụng phương pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi áp dụng phương pháp gợi mở giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 52)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

3.4.Việc sử dụng phương pháp đàm thoại

Trong quá trình vận dụng PPĐTGM GV cần quan tâm một số điểm cần chú ý, đó là: GV phải dự kiến những điểm chính cần đàm thoại, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của HS theo đó dẫn dắt người học lĩnh hội kiến thức đã xác

Trò 2

Trò 1

Trò 3

định, nên sử dụng các câu hỏi kích thích sự suy nghĩ của HS như: Tại sao em chọn cách làm như vậy? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?...Điều quan trọng nhất đối với GV, khi sử dụng PP này, cần nghiên cứu từng câu hỏi khi đặt ra cho HS. Các câu hỏi phải được gọt dũa từng chữ, từng phần sao cho phù hợp với mô hình như đã giới thiệu ở trên, phù hợp với đối tượng mà mình hỏi để dẫn dắt HS đến kết quả của từng đoạn bài giảng có áp dụng PP này.

Ngày nay lượng kiến thức cần trao đổi với HS càng ngày càng nhiều, vì vậy nói chung không thể sử dụng PPĐTGM này trong cả tiết học. Song, trong quá trình dạy học tích cực hoá sự học tập của HS, những cách tổ chức đàm thoại như trên, nếu được xen kẻ vào các phương pháp khác thì lớp học thật sự sinh động, kích thích cao sự tò mò và khám phá của HS. Trong quá trình dạy học người GV cần phải linh hoạt vận dụng tổng hợp các PP, chúng ta cần biết rằng không có một PPDH “vạn năng”. Vì vậy người GV cần tự hoàn thiện, trau dồi nghệ thuật sư phạm, vận dụng PP phù hợp với yêu cầu và tính chất nội dung của từng môn học, bài học cụ thể.

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM DẠY HỌC VẬT LÍ

Một phần của tài liệu góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi áp dụng phương pháp gợi mở giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 52)