8. Các chữ viết tắt trong đề tài
3.2.1. Nhu cầu về các câu hỏi khác nhau trong quá trình dạy học
Câu hỏi luôn luôn xuất hiện trong các bài giảng của GV, nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa người dạy và người học. Việc nghiên cứu các dạng câu hỏi, cách đặt câu hỏi là một nhiệm vụ quan trọng của GV. Một mẫu đàm thoại ngắn, một vấn đề đặt ra để thảo luận nhóm, một nhiệm vụ cho HS để thu hút sự chú ý của các em vào bài học...Muốn thành công về PPGD này thì trước hết hệ thống câu hỏi phải chuẩn bị tốt.
Một câu hỏi tốt trước tiên là những câu hỏi không tạo cho HS cơ hội trả lời ngay tức khắc như một cuộc đối đáp thông thường. Câu hỏi phải được HS hiểu ngay nhưng
phải suy ngẫm, tốt nhất là thảo luận với nhau rồi mới có thể trả lời đúng. Câu hỏi tốt sẽ không những làm cho HS hiểu nội dung vấn đề đang học mà còn làm cho các em tăng sự tự tin, làm cho các em phát triển tư duy, có khả năng giải quyết tốt vấn đề và diễn đạt mang tính sáng tạo, logic. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dùng những câu hỏi như vậy. Trong dạy học đàm thoại hoặc trong kiểm tra đầu giờ...Đối với đối tượng HS yếu, chúng ta cần các câu hỏi gợi ý, HS chỉ cần tái hiện kiến thức là đủ. Những câu hỏi như vậy cũng cần có trong giờ học để kích thích hoạt dộng của những HS yếu. Những câu hỏi được dùng trong PPĐT được sắp xếp liền nhau, từ dễ đến khó, từ tái hiện đến tư duy, có thể xem như sự chỉ đạo của GV để HS tham gia tìm chân lý. Tuy nhiên, mỗi câu hỏi phải hướng vào một nội dung nhỏ một cách rõ ràng (có thể gợi ý, “bẫy”) để gây hứng thú cho HS.
Mặt khác, câu hỏi đơn giản còn giữ những vị trí quan trọng trong các khâu của QTDH. Có thể hỏi trong các giờ kiểm tra đầu giờ, để hỏi “hỗ trợ” thầy trong quá trình dẫn dắt HS nghiên cứu tài liệu mới, hỏi để cũng cố và ôn tập, mà HS yếu cũng có thể hoàn thành được.