Các dạng câu hỏi sử dụng trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi áp dụng phương pháp gợi mở giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 44)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

3.2.2.Các dạng câu hỏi sử dụng trong quá trình dạy học

a) Câu hỏi “phát biểu”

Yêu cầu HS phát biểu một mệnh đề, một kết luận, một định luật đã học hoặc nhắc lại một vấn đề không quá phức tạp ở bài trước, đọc một kết quả thí nghiệm...

Mức độ tư duy: Loại câu hỏi này chỉ yêu cầu HS tái hiện hoặc bắt trước là chính. Cấu trúc câu hỏi: Đơn thuần là một mệnh lệnh, yêu cầu trực tiếp công việc mà HS phải làm (“Hãy nhắc lại...?”, “Em hãy cho biết...?”, “...được định nghĩa như thế nào? ”, “Em có nhận xét gì về...?”).

Tuy câu hỏi có chút đơn giản nhưng cần cho các em HS yếu có cơ hội trả lời, tham gia vào QTDH, để các em có hứng thú học tập. Câu trả lời đúng của các em cũng thể hiện được sự cố gắng trong học bài cũng như trong rèn luyện ngôn ngữ nói trong chuyên môn. Câu hỏi loại này được dùng làm bước đệm cho những câu hỏi phức tạp hơn tiến trình bài giảng theo phương pháp đàm thoại.

b) Câu hỏi “trình bày”

Học sinh cần trình bày một vấn đề, mô tả một sự kiện, hiện tượng hoặc mô tả một thí nghiệm, chứng minh lại một định lí.

Mức độ tư duy: Những nội dung câu trả lời theo yêu cầu trên đã được học ở trước hoặc các bài trước nhưng không có mẫu sẵn cho HS học thuộc lòng. Vì vậy để trả lời câu hỏi này, các em cần tái hiện nội dung, lựa chọn ngôn ngữ, tự mình cấu trúc câu, và tập khả năng nói ra cái mình suy nghĩ, biết cách nói khái quát một vấn đề.

Câu hỏi loại này chủ yếu rèn luyện cho HS tư duy ngôn ngữ. Cấu trúc câu hỏi: một mệnh đề có yêu cầu trực tiếp.

Dạng câu hỏi này thương được dùng để trình bày ý nghĩa một bức tranh, một bản đồ, mô tả một sự kiện lịch sử, một thí nghiệm, để ôn tập củng cố sau khi nghiên cứu tài liệu mới, để kiểm tra viết hoặc nói.

c) Câu hỏi “giải thích”

Học sinh vận dụng kiến thức đã học, có chọn lọc, để giải thích một hiện tượng xảy ra trong thực tế, giải thích nguyên lý hoạt động của máy, giải thích một nguyên nhân nào đó xảy ra với sự vật, sự việc nào đó cụ thể.

Mức độ tư duy: để trả lời câu hỏi này HS cần huy động một số hoạt động tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh...để hình thành giả thuyết, cấu trúc ngôn từ, sắp xếp ý cho logic.

Có hai dạng thích hợp cho câu hỏi này:

 Câu hỏi với từ hỏi “tại sao”, “phải chăng”, “để làm gì”, “làm thế nào”, “nguyên nhân nào”...

 Câu hỏi mệnh lệnh “hãy giải thích”, “hãy lý giải tại sao”...

Những câu hỏi loại “giải thích” được dùng rất nhiều trong việc kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Để trả lời được loại câu hỏi này, không những HS tái hiện lại kiến thức đã học mà còn biết lọc lựa, phân tích lập luận cũng như sử dụng ngôn ngữ chính xác...cho thấy vai trò của sự giải thích đối với việc ghi nhớ và thông hiểu kiến thức ở học sinh. Khi học sinh có khả năng giải thích một vấn đề nào đó thì tức là bản thân họ đã nắm vững vấn đề đó.

d) Câu hỏi “luận chứng”

HS phải tìm một hoặc nhiều phương án để giải quyết hợp lý một vấn đề trong thực tế.

Mức độ tư duy: Để trả lời câu hỏi loại này, học sinh cần có thói quen tư duy. Lúc này HS không những cần tự định hướng tư duy đúng mà phần sáng tạo trong giải quyết

vấn đề. Trong câu hỏi này, người ta chỉ đưa ra một hiện tượng hoặc một vấn đề và yêu cầu giải quyết bằng việc tổng hợp sự hiểu biết của học sinh.

Đây không còn đơn thuần là câu hỏi đơn giản nữa là một “vấn đề” cần nổ lực giải quyết. Có thể dùng kiểu mệnh lệnh: “hãy trình bày...”, “hãy phân loại...”, song mệnh đề yêu cầu nội dung nối tiếp theo không đơn thuần là một sự mô tả chỉ để rèn luyện ngôn ngữ mà là một sự sáng tạo thật sự.

Loại câu hỏi này bao gồm những bài toán tổng hợp, được dùng trong kiểm tra viết ở trường THPT, song cần lưu ý độ khó và dung lượng trả lời sao cho phù hợp trình độ HS.

Một phần của tài liệu góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi áp dụng phương pháp gợi mở giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 44)