GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 63)

1. Giải quyết vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

a. Khái niệm dân tộc, hai xu hướng của phong trào dân tộc

* Khái niệm dân tộc

- Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung các mối liện hệ về kinh tế, có chung một ngôn ngữ một nền văn hoá.

- Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất, dân tộc là để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó, có mối liên hệ chặt

chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng, có những nét văn hoá đặc thù và có ý thức tự giác tộc người.

Nghĩa thứ hai, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định hợp

thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của quốc gia mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá , trong quá trình dựng nước và giữ nước.

*Hai xu hướng của phong trào dân tộc

Xu hướng thứ nhất là: sự thức tỉnh của đời sống dân tộc và các phong trào dân tộc,

cuộc đấu tranh chống mọi áp bức dân tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc.

Xu hướng thứ hai là: việc phát triển và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dân

b. Những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề dântộc. tộc.

* Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

- Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Các dân tộc không phân biệt lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp đều được đối xử ngang nhau, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau; không một dân tộc nào được hưởng đặc quyền đặc lợi và càng không có chuyện dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác;

- Quyền bình đẳng phải được ghi nhận về mặt pháp lí nhưng quan trọng hơn phải được thực hiện trong cuộc sống.

- Thực hiện quyền bình đẳng trước hết là xoá bỏ áp bức giai cấp, dân tộc., khắc phục được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc.

* Các dân tộc có quyền tự quyết

- Quyền dân tộc tự quyết là quyền tự làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị-xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình, quyền được tự do phân lập thành quốc gia độc lập và quyền liên hiệp với các dân tộc khác. - Khi xem xét quyền dân tộc tự quyết, điều quan trọng là cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân.

- Giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng quốc gia. * Liên hiệp công nhân các dân tộc lại

- Đây là một tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin và các đảng cộng sản, nó phản ánh tính chất quốc tế của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh sự thống nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Nó còn là cơ sở đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

- Nội dung thứ ba trên đây đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.

*Tóm lại: Cương lĩnh dân tộc là một bộ phận hợp thành trong cương lĩnh cách mạng của giai

cấp công nhân và nhân dân lao động, là cơ sở lí luận cho chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2. Tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong giải quyết vấn đề tôngiáo giáo

a. Khái niệm tôn giáo và nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH CNXH

* Khái niệm tôn giáo.

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện thực khách quan qua đó những lực lượng tự nhiên đã trở nên siêu nhiên, thần bí

Theo Ăng ghen : Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.

* Nguyên nhân tồn tại Nguyên nhân nhận thức

Do thực tiễn của cuộc sống cũng như bản chất của nhiều hiện tượng tự nhiên đặt ra mà bản thân sự phát triển của khoa học chưa chứng minh được, .Chính vì vậy, mà những tâm lí sợ hãi, tin tưởng vào thần thánh chưa được gạt bỏ.

Do tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ, nó chậm biến đổi hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào vào tiềm thức của nhiều người dân.

Nguyên nhân chính trị-xã hội

Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng vẫn còn có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó nhu cầu văn hoá, tinh thần của một bộ phận nhân dân, do đó việc tồn tại của tôn giáo vẫn là một nhu cầu khách quan. Dưới CNXH, tôn giáo cũng có khả năng biến đổi để thích nghi theo hướng “đồng hành với dân tộc”, “sống tốt đời đẹp đạo”.

Nguyên nhân kinh tế

Trong CNXH, nhất là trong thời kì quá độ, đời sống vật chất và tinh thần chưa cao. Con người chịu tác động của mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi làm cho con người có tâm lí thụ động, nhờ cậy, cầu may vào lực lượng siêu nhiên.

Nguyên nhân về văn hoá

Sinh hoạt tôn giáo đáp ứng ở mực độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần, và có ý nghĩa nhất định về giáo dục, ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống.

b. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôngiáo giáo

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

- Đoàn kết đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, đoàn kết các tôn giáo vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ đồng bào vì lí do tín ngưỡng tôn giáo.

- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. - Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Chương IX:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGI. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thếgiới giới

a) Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)

- Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga:

+ Đánh đổ phong kiến, tư sản, đưa nhân dân lao động bị áp bức lên địa vị làm chủ, lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới; xây dựng một mô hình xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa.

+ Cách mạng tháng Mười đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử xã hội loài người: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới; xác lập hình thái kinh tế - xã hội có những đặc trưng đối lập với hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Bài học lịch sử từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

+ Cách mạng Tháng Mười khẳng định rằng, chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin theo con đường cách mạng vô sản giành chính quyền về tay giai cấp công nhân mới thực sự đem lại quyền lợi cho người lao động.

b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

- Những thành công của mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xôviết với tư cách là mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới.

+ Những ưu việt của CNXH Xô viết đưa lại đã giúp nhân dân Xô viết đóng góp vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong thế chiến thứ hai.

+ Hình thành nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao, đóng vai trò tích cực trong thời kỳ lịch sử nhất định.

- Bài học lịch sử từ mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xôviết:

Mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xô viết đã để lại một bài học lớn về sự vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể; bài học về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

2. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

a) Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa - Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

+ Vào những năm 50-70 của thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập.

+ Phong trào chống sự áp đặt can thiệp từ bên ngoài, chống phân biệt sắc tộc, chủng tộc trỗi dậy mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới.

- Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ở thế kỷ XX.

+ Chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển với tư cách là một hệ thống thế giới, đứng đầu là Liên Xô;

+ Liên minh các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mô hình các nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ và chủ nghĩa xã hội đổi mới...

- Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

+ Đưa nhân dân lên địa vị làm chủ, tạo điều kiện và ngày càng thực hiện dân chủ, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới;

+ Với sự lớn mạnh toàn diện chủ nghĩa xã hội hiện thực có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống chính trị thế giới; đóng vai trò quyết định với sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc.

+ Góp phần ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt; đối trọng với chủ nghĩa tư bản, bảo vệ an ninh hoà bình thế giới; góp phần cổ vũ những dân tộc khác, ở các châu lục khác, tự giải phóng mình, bước vào đường độc lập tự chủ; thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho tự do dân chủ tiến bộ xã hội của nhân loại.

+ Trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 63)