SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 37)

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

Mục đích của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải tổ chức sản xuất ra những hàng hoá có giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hoá, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng là quá trình bằng lao động cụ thể của mình người công nhân sử dụng những tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào hàng hoá. Tạo ra những hàng hoá có những công dụng nhất định.

Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

- Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư

- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình bằng lao động trừu tượng của mình người công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư.

- Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa

+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản + Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản

-Ví dụ quá trình sản xuất sợi + Để sản xuất ra 10 kg sợi

Nhà tư bản bỏ ra mua 10 kg bông hết 10 USD

Khấu hao máy móc để chuyển 10 kg bông thành sợi hết 5 USD Thuê lao động làm việc trong 8 giờ hết 5USD

Sau khi có đủ các yếu tố, tư bản bắt đầu quá trình sản xuất + Quá trình đầu nhà tư bản sản xuất ra số sản phẩm là: 10 kg bông thành sợi 10 USD

Khấu hao máy móc 5 USD

Lao động của công nhân trong bốn giờ tạo ra 5 USD Tổng cộng 20 USD

+ Thỏa thuận thuê công nhân là 8h, nhà tư bản đầu tư mua thêm 10kg bông hết 10USD, khấu hao máy móc 5USD. Bốn giờ sau nhà tư bản thu về được 10kg sợi có giá trị 20 USD nữa Như vậy trong 8 giờ lao động nhà tư bản đã chi 35 USD thu về 40 USD. Trừ chi phí nhà tư bản còn 5 USD

*Kết luận:

+ Giá trị sản phẩm sản xuất ra gồm hai phần giá trị tư liệu sản xuất bảo toàn và chuyển hoá sang sản phẩm (30 USD) và phần giá trị mới do sức lao động mới tạo ra (10 USD) bằng sức lao động và giá trị thặng dư

- Nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư giúp chúng ta rút ra một số kết luận sau: + Khái niệm giá trị thặng dư: là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt (kí hiệu là m)

+ Ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần, phần tạo ra ngang bằng giá trị sức lao động gọi là lao động cần thiết, phần dôi dư gọi là lao động thặng dư

2. Bản chất của tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến

a. Bản chất của tư bản

- Khái niệm: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm

thuê

- Bản chất tư bản là thể hiện quan hệ xã hội mà trong đó giai cấp tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra

b. Tư bản bất biến, tư bản khả biến

- Khái niệm: + Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị của nó được bảo toàn và chuyển nguyên vào sản phẩm trong quá trình sản xuất (kí hiệu là C)

+ Tư bản khả biến là bộ phận dùng để mua sức lao động trong quá trình lao động

sản xuất có sự biến đổi về lượng (kí hiệu là V)

- Căn cứ để phân chia: căn cứ vào việc tham gia tạo ra giá trị mới trong sản phẩm

- Mục đích phân chia: Vạch rõ bản chất bóc lột của tư bản, khẳng định chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Quá trình lưu thông của tư bản và khủng hoảng kinh tế

Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng, là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, lưu thông của tư bản cũng tức là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.

a. Tuần hoàn tư bản

- Khái niệm: Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn lần lượt mang

ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng

- Ba giai đoạn vận động của tư bản

Tư bản công nghiệp vận động theo công thức

+ Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông: SLĐ

Công thức : T – H

TLSX Tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ

Chức năng là mua các yếu tố của quá trình lao động sản xuất + Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất

TLSX

Công thức : H ….SX…..H’ SLĐ

Tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất

Chức năng thực hiện sự kết hợp các yếu tố để sản xuất hàng hoá + Giai đoạn thứ ba- giai đoạn lưu thông

Công thức : H’- T’

Tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hoá Chức năng thực hiện giá trị hàng hoá

- Để tư bản vận động có hiệu quả cần 2 điều kiện: + Các giai đoạn của chúng đều được diễn ra liên tục

+ Các hình thái đều cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn, không được ách tắc

- Xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho tuần hoàn tư bản cũng có sự thay đổi, đó là sự tách rời ba hình thái tư bản, làm xuất hiện tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp, tư bản cho vay…cùng chia nhau giá trị thặng dư.

b. Chu chuyển của tư bản

- Khái niệm: chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kì đổi mới diễn ra liên tục

Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản

- Thời gian chu chuyển của tư bản

+ Khái niệm: thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới

một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thức đó kèm theo giá trị thặng dư

+ Kết cấu: = + +

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Bao gồm: . Thời gian lao động

. Thời gian gián đoạn lao động . Thời gian dự trữ sản xuất

Thời gian lao động là: thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nó thành sản phẩm

Thời gian dự trữ sản xuất : là thời gian các yếu tố sản xuất được mua về và sẵn sàng tham

gia quá trình sản xuất

Thời gian gián đoạn sản xuất là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành

phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất mà không có sự tác động của lao động

Thời gian lưu thông: là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông bao gồm: . Thời gian mua

. Thời gian bán (kể cả thời gian vận chuyển) Thời gian lưu thông phụ thuộc:

. Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả . Khoảng cách tới thị trường

. Trình độ phát triển của giao thông vận tải.

- Tốc độ chu chuyển

+ Công thức: CH

n = --- n- số vòng chu chuyển. ch ch- thời gian chu chuyển 1 vòng. CH- thời gian 1 năm.

+ Tốc độ chu chuyển phản ánh sự vận động nhanh hay chậm của tư bản

+ Vậy tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độc chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.

c. Tư bản cố định, tư bản lưu động - Khái niệm

Tư bản cố định là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ trong quá trình lao động sản

xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó chuyển toàn

bộ giá trị sang sản phẩm.

- Căn cứ để phân chia: căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị vào sản phẩm để phân chia. - Mục đích, ý nghĩa của sự phân chia, nhằm sử dụng có hiệu quả đối với mỗi loại tư bản

+ Đối với tư bản lưu động có đặc điểm là chu chuyển nhanh, tư bản cố định chu chuyển mất nhiều năm

Biện pháp khắc phục: để khắc phục phải lau chùi, bảo dưỡng máy móc định kỳ đúng kỹ thuật sẽ kéo dài tuổi thọ của máy móc

Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị, do ảnh hưởng của tiến bộ khoa

học công nghệ

Biện pháp khắc phục: do ảnh hưởng của hao mòn vô hình nên cần thu hồi nhanh giá trị

tư bản cố định bằng cách sử dụng hết công suất của máy móc để khấu hao nhanh nhất

3. Tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư

a. Tỉ suất giá trị thặng dư

- Khái niệm: Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng và tư bản

khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó (kí hiệu m’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công thức: ( trong đó: t là thời gian lao động tất yếu, t’ là thời gian lao động thặng dư)

- Tỉ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê

b. Khối lượng giá trị thặng dư

- Khái niệm: khối lượng giá trị thặng dư là số lượng giá trị thặng dư nhà tư bản thu được trong một khoảng thời gian nhất định, tương ứng với một tỷ suất giá giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến (kí hiệu là M).

- Cách tính: khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tư bản khả

biến được sử dụng

M = m’ x V

(V = giá trị sức lao động của một công nhân X số công nhân được thuê)

- Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh qui mô bóc lột của tư bản, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng

4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Khái niệm: giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động

vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi các yếu tố khác không đổi (năng xuất lao động,

giá trị sức lao động, thời gian lao động tất yếu)

- Biện pháp: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động

- Phương pháp này được sự dụng triệt để ở giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng nó cũng vấp phải giới hạn nhất định: đó là độ dài ngày tự nhiên là 24 giờ và giới hạn về thể chất tinh thần của người lao động.

b. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

- Khái niệm: là giá trị thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư

- Biện pháp: cải tiến kĩ thuật, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động

- Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn tiếp sau của chủ nghĩa tư bản, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển.

c. Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch

- Khái niêm: là giá trị thặng dư thu được của những doanh nghiệp có giá trị cá biệt thấp hơn

giá trị xã hội của hàng hoá

- Biện pháp: áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì: Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau: giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt, giá trị thặng dư tương đối dựa trên tăng năng suất lao động xã hội; giá trị thặng dư tương đối phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa toàn bộ giai cấp tư sản với giai cấp công nhân lao động, giá trị thặng dư siêu ngạch vừa phản ánh mối quan hệ

giữa toàn bộ giai cấp tư sản với giai cấp công nhân, đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 37)