CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 52)

1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

a. Nguyên nhân hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

- Tích tụ, tập trung tư bản càng lớn thì tập trung sản xuất càng cao, dẫn đến lực lượng sản xuất được xã hội hoá ngày càng cao làm mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi hình thức quan hệ sản xuất mới ra đời đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

- Do sự phát triển của phân công lao động xã hội đã xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể và không muốn kinh doanh, do vậy nhà nước phải đảm nhiệm

- Sự thống trị của độc quyền đã làm mâu thuẫn sâu sắc hơn giữa giai cấp tư bản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động buộc nhà nước tư bản phải can thiệp để xoa dịu những mâu thuẫn đó

- Cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thì sự bành trướng của các liên minh độc quyền mắc phải hàng rào quốc gia dân tộc, nên nhà nước phải can thiệp

b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

- chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không

phải chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

Các tổ chức độc quyền đưa người ứng cử vào các vị trí của nhà nước, các đảng phái tư sản, thành lập các hiệp hội để lái chính phủ phục vụ mục đích của tổ chức độc quyền. Ngược lại các quan chức nhà nước được cài vào các tổ chức độc quyền, là người đỡ đầu các tổ chức độc quyền

b. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

- Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau (như xây dựng doanh nghiệp nhà nước, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp…

- Sở hữụ nhà nước thực hiện các chức năng sau: + Mở rộng, phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa

+ Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ ngành ít lãi để đưa vào các ngành có lãi cao hơn

+ Làm chỗ dựa cho điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo chương trình nhất định

c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

- Hình thành sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước tư sản, hình thành một thiết chế, thể chế kinh tế của nhà nước và một loạt các công cụ để điều tiết nền kinh tế

- Sự điều tiết của nhà nước vào kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở 2 học thuyết: học thuyết J. Keynes (1854- 1946) chiếm vị trí thống trị vào những năm 40-70, sau đó là học thuyết của

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 52)