SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢ N TÍCH LUỸ TƯ BẢN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 41)

Trong chủ nghĩa tư bản giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất

5. Sản xuất giá trị thặng dư - Qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

- Vai trò của qui luật giá trị thặng dư: qui luật giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản nó chi phối mọi quan hệ trong chủ nghĩa tư bản

- Nội dung của qui luật: sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quản lý, tăng cường độ lao động… để bóc lột công nhân làm thuê

- Tác dụng của qui luật: nó là động lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhưng cũng làm sâu sắc mâu thuẫn của CNTB đưa CNTB đến chỗ diệt vong và thay bằng một xã hội cao hơn - Đặc điểm mới của việc sản xuất giá trị thặng dư trong điều kiện hiện nay

+ Do ứng dụng công nghệ hiện đại nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu do tăng năng xuất lao động

+ Lao động có trí tuệ, có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư

+ Sự tách biệt giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng tăng trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay

III. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LUỸTƯ BẢN TƯ BẢN

1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản

a. Thực chất của tích luỹ tư bản

- Khái niệm: tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản,

là tư bản hoá giá trị thặng dư

- Tích luỹ tư bản đã vạch rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

+ Nguồn gốc duy nhất để tích luỹ là giá trị thặng dư, tỉ lệ tích luỹ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Do vậy lao động của công nhân ở qua khứ lại là phương tiện để bóc lột công nhân + Quá trình tích luỹ làm cho quyền sở hữu biến thành quyền chiếm đoạt không những vậy mà tư bản còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó

b. Động cơ của tích luỹ tư bản

Động cơ của tích luỹ:

+ Là do qui luật giá trị thặng dư chi phối (muốn có nhiều giá trị thặng dư phải tích luỹ để mở rộng qui mô sản xuất)

+ Cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải làm cho quy mô sản xuất lớn lên.

c. Những nhân tố ảnh hưởng tới qui mô tích luỹ

Nếu tỉ lệ tích luỹ và tiêu dùng không đổi thì qui mô tích luỹ phụ thuộc bốn nhân tố sau:

* Trình độ bóc lột sức lao động (m’)

Khi m’ tăng Khối lượng giá trị thặng dư tăng Tích luỹ tăng

* Trình độ tăng năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động tăng làm cho giá cả tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt giảm. Do vậy cùng một lượng giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành khối lượng hiện vật lớn hơn (Tăng qui mô tích luỹ)

Bên cạnh đó tăng năng suất lao động cũng làm giá cả của tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích luỹ và tiêu dùng có thể thay đổi theo hướng: tăng tích luỹ, giảm tiêu dùng mà đời sống của nhà tư bản vẫn không bị giảm sút, thậm chí vẫn tăng thêm.

vào sản phẩm nên có sự chênh lệch giữa tư bản đang sử dụng và tư bản đã tiêu dùng. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc như là một sự phục vụ không công, làm tăng quy mô tích lũy. Bộ phận giá trị đã được khấu hao nhưng chưa được sử dụng để mua máy mới sẽ được tích luỹ lại cùng với qui mô ngày càng tăng của tích luỹ

Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì quy mô tích lũy càng có khả năng mở rộng.

* Qui mô tư bản ứng trước (K)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 41)