IV. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
3. Sự phân chia giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp Thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản
- Thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản có đặc điểm hoạt động là “mua rẻ bán đắt”
- Thương nghiệp trước chủ nghĩa tư bản tách rời quá trình sản xuất và chiếm địa vị thống trị trao đổi hàng hoá, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình ra đời chủ nghĩa tư bản
- Khái niệm: tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công
nghiệp tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp
- Tính tất yếu của sự ra đời của thương nghiệp trong sự ra đời của tư bản
+ Do sản xuất phát triển, qui mô ngày càng lớn đòi hỏi phải chuyên môn hóa giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Tư bản thương nghiệp chuyên trách việc lưu thông nên một nhà tư bản thương nghiệp có thể phục vụ nhiều tư bản công nghiệp nên làm chi phí lưu thông giảm
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển làm cho sản xuất và tiêu dùng mâu thuẫn gay gắt, do vậy cần phải có những nhà tư bản am hiểu kỹ thuật thương mại, thị trường để giải quyết. Điều đó làm ra đời tư bản thương nghiệp
- Tư bản thương nghiệp vừa thống nhất, phụ thuộc vừa độc lập với tư bản công nghiệp
+ Tư bản thương nghiệp là bộ phận của tư bản công nghiệp, tách rời ra làm nhiệm vụ lưu
thông. Nên tốc độ, qui mô luôn phụ thuộc vào sản xuất của tư bản chủ nghĩa
+ Tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hoá, độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá
Lợi nhuận thương nghiệp
Nguồn gốc và thực chất của lợi nhuận thương nghiệp
- Thực chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng hóa cho mình.
- Trước chủ nghĩa tư bản thì lợi nhuận thương nghiệp được hình thành do mua rẻ bán đắt nhưng trong chủ nghĩa tư bản thì lợi nhuận thương nghiệp là do tư bản công nghiệp nhượng cho vì:
+ Để nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cho tư bản công nghiệp thì nhà tư bản công nghiệp phải nhượng lại một phần lợi nhuận
+ Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng qui mô tái sản xuất
+ Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
+ Do chuyên môn hoá sản xuất nên tư bản chủ nghĩa sẽ chu chuyển nhanh hơn nhờ đó lợi nhuận thu được tăng lên
+ Tư bản thương nghiệp không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận chung của xã hội góp phần tăng tích luỹ cho tư bản công nghiệp
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp được xác định bằng tích số giữa tỷ suất lợi nhuận bình quân với
tư bản thương nghiệp
VD: Tư bản công nghiệp sản xuất ra hàng hóa có giá trị: 720C + 180V + 180m =1080, khi đó họ có tỷ suất lợi nhuận là:
m 180
P’CN = --- x100% = --- x100% = 20% c + v 720 + 180
Nhưng tư bản công nghiệp không tự bán hàng mà nhờ tư bản thương nghiệp bán hàng hóa. Để bán chỗ hàng hoá trên nhà tư bản thương nghiệp phải bỏ ra 100. Do vậy tỷ xuất p’ cho cả sản xuất và lưu thông là:
720 + 180 + 100
Tỷ suất lợi nhuận này cũng chính là tỷ suất lợi nhuận bình quân, và khi đó ta có: Lợi nhuận công nghiệp được xác định:
= 900x18% = 162 Lợi nhuận thương nghiệp được xác định là
= 100x18% = 18
Nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp với giá 1062 và nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá với giá 1080, thu được 18 lợi nhuận thương nghiệp.
b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.
Tư bản cho vay
- Khái niệm: tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm thu thêm một số lời nhất định. Số lời đó được gọi là lợi tức, (kí hiệu là Z)
- Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt: + Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng
+ Khi bán người bán không mất quyền sở hữu
+ Giá cả không do giá trị mà do giá trị sử dụng và khả năng tạo ra lợi nhuận quyết định - Tác dụng: đáp ứng nhu cầu về vốn của xã hội và sử dụng tư bản có hiệu quả hơn
Lợi tức và tỉ suất lợi tức
Lợi tức:
- Khái niệm: là phần lợi nhuận mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định (kí hiệu là Z)
- Nguồn gốc của lợi tức một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất
Tỉ suất lợi tức
- Khái niệm: tỉ suất lợi tức là tỉ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ
cho vay (kí hiệu là Z’)
Z
Z’ = --- x100% Tư bản cho vay(Kcv) - Tỉ suất lợi tức phụ thuộc ba yếu tố: + Tỉ suất lợi nhuận trung bình
+ Tỉ suất phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận và lợi nhuận xí nghiệp. + Quan hệ cung – cầu về tư bản cho vay
- Z’ dao động trong khoảng 0 < Z’ < P’
c. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng - Khái niệm: tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay.
- Hai hình thức tín dụng:
Tín dụng thương nghiệp
- Khái niệm: tín dụng thương nghiệp là tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh,
mua bán chịu hàng hoá với nhau
- Đối tượng của tín dụng thương nghiệp là hàng hoá (như vật tư, nguyên liệu, máy móc, tư liệu tiêu dùng….) được mua bán chịu
- Giá bán hàng hoá chịu thường cao hơn khi trả tiền ngay (vì bao hàm cả một phần lợi tức )
- Khi mua chịu người mua giao cho người bán một kỳ phiếu thương nghiệp (có thể dùng kỳ phiếu để mua hàng, chiết khấu kỳ phiếu để lấy tiền mặt ở ngân hàng…)
- Tín dụng thương nghiệp thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển
- Khái niệm: tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới - Tín dụng ngân hàng do ngân hàng thực hiện có vai trò thúc đẩy tín dụng thương nghiệp - Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
+ Ngân hàng
Khái niệm: ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ làm môi giới
giữa người đi vay và người cho vay
Ngân hàng có nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay
+ Lợi nhuận ngân hàng: Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức tiền gửi, trừ đi các khoản chi phí về nghiệp vụ là lợi nhuận ngân hàng
Tư bản ngân hàng cũng được hưởng theo tỷ suất lợi nhuận bình quân
Phân biệt tư bản cho vay và tư bản ngân hàng
- Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ, nên chỉ thu được lợi tức là một phần của lợi nhuận - Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động nên thu lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân - Tư bản cho vay chỉ bao gồm tư bản nhàn rỗi, còn tư bản ngân hàng bao gồm các tư bản nhàn rỗi, các chứng khoán có giá, kim loại quý hiếm
c. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán
- Công ty cổ phần
- Khái niệm: công ty cổ phần là một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa mà vốn của nó được
hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua phát hành cổ phiếu
- Khái niệm cổ phiếu: là một thứ chứng khoán có giá, ghi nhận quyền sở hữu cổ phần,
đảm bảo cho người sở hữu được nhận một phần thu nhập từ kết quả hoạt động của công ty
- Cổ đông là người chủ sở hữu cổ phiếu
- Số tiền ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu
- Giá mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Lợi tức cổ phiếu mang lại + Tỷ suất lợi tức ngân hàng
Lợi tức cổ phiếu
Thị giá cổ phiếu = --- Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng - Tư bản giả
- Khái niệm: tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho những người có chứng khoán đó
- Có hai loại chứng khoán chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu (trái phiếu công ty, trái phiếu ngân hàng và công trái)
- Đặc điểm của tư bản giả
+ Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó
+ Có thể mua bán được, giá cả của nó do tỉ suất lợi tức quyết định + Tư bản giả không có giá trị
- Thị trường chứng khoán
- Khái niệm: thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán như cổ phiếu, trái
phiếu, công trái…
- Các loại thị trường chứng khoán: Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp; thị trường tập trung,
thị trường không tập trung.
- Nghiệp vụ tại sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên ba mặt + Mua bán bằng tiền mặt
d. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành thường bằng hai con đường
Bằng cải cách dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Bằng cách mạng tư sản xoá bỏ chế độ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp
+ Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp là chế độ độc quyền ruộng đất, trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp: giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân nông nghiệp
- Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
+ Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.
+ Địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến có những điểm giống và khác nhau:
Giống nhau: đều là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, cả hai loại địa tô đều là kết quả bóc lột người lao động nông nghiệp
Khác nhau:
- Địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư và có khi cả một phần sản phẩm cần thiết, nó phản ánh quan hệ giữa địa chủ và nông dân
- Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân, phản ánh mối quan hệ giữa địa chủ, tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và công nhân nông nghiệp
- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
+ Địa tô chênh lệch
++ Khái niệm: địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân
thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn so với điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất
++ Cơ sở hình thành địa tô chênh lệch:
Nông phẩm là sản phẩm cần thiết không thể thiếu đối với con người nếu chỉ canh tác trên những ruộng đất tốt thì không đủ do vậy phải canh tách cả những ruộng đất xấu, do đó phản ánh nông sản phải do giá cả sản xuất ở những ruộng đất xấu quyết định
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng đất đai bị độc chiếm và không thể tạo ra thêm tài nguyên đất đai
++ Các loại địa tô chênh lệch
Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi gần nơi tiêu thụ gần đường giao thông
(độ màu của đất, vị trí thuận lợi của đất không phụ thuộc yếu tố cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ của sản xuất, khoa học công nghệ và sự phát triển của giao thông)
Địa tô chênh lệch II: là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có. Tham canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác nhằm tăng độ màu của đất, tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích
(trong thời hạn thuê đất địa tô chênh lệch II rơi vào túi tư bản thuê đất, hết thời hạn thuê đất địa tô chênh lệch II biến thành địa tô chênh lệch I và rơi vào túi địa chủ)
+ Địa tô tuyệt đối:
Khái niệm: địa tô tuyệt đối là một loại lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân, mà bất cứ nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nào cũng phải nộp cho địa chủ
Cơ sở hình thành: Do cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp và chế độ
độc quyền tư hữu ruộng đất sinh ra
++ Địa tô đất xây dựng: được hình thành như địa tô đất nông nghiệp nhưng có hai đặc trưng riêng
Việc hình thành địa tô đất xây dựng chủ yếu do vị trí đất đai quyết định, độ màu và trạng thái không ảnh hưởng tới
Địa tô đất xây dựng ngày càng tăng do sự phát triển dân số và nhu cầu về nhà ở tăng ++ Địa tô hầm mỏ được hình thành như địa tô nông nghiệp, nhưng giá trị khoáng sản,
trữ lượng khoáng sản, vị trí, điều kiện khai thác là những yếu tố quyết định
++ Địa tô độc quyền: là địa tô luôn gắn liền với sở hữu độc quyền ruộng đất, hay những vùng đất có thể nuôi trồng những loại cây con đặc sản
- Giá cả ruộng đất
- Giá cả ruộng đất là địa tô tư bản hoá, nó phụ thuộc vào địa tô và tỉ suất lợi tức ngân hàng
Địa tô
Giá cả ruộng đất = --- Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng
• Ý nghĩa của lý luận địa tô:
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Lý luận này là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn.
Chương VI:
HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨATƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC