QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 25)

TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1. Con người và bản chất con người a. Khái niệm con người a. Khái niệm con người

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên với mặt xã hội.

- Bản tính tự nhiên của con người:

+ Con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên.

+ Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài.

Tuy nhiên cần khẳng định rằng mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người, mà còn mặt xã hội – đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật.

- Bản tính xã hội của con người:

+ Thông qua hoạt động lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội.

+ Con người không chỉ bị chi phối bởi quy luật tự nhiên mà còn bị tác động bởi các quy

luật xã hội  con người mang dấu ấn của xã hội trong những điều kiện lịch sử khác nhau.

b. Bản chất con người

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người Mác đã nêu luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” .

- Luận đề trên khẳng định không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội.

- Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

- Chỉ trong toàn bộ mối quan hệ xã hội (giai cấp, dân tộc, thời đại, chính trị, kinh tế, cá nhân, gia đình xã hội) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dânvà cá nhân và cá nhân

a. Khái niệm quần chúng nhân dân

* Quần chúng nhân dân: là bộ phận có chung lợi ích căn bản bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, một tổ chức hay một đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

* Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử:

+ Quần chúng nhân dân là người trực tiếp sản xuất ra mọi của cải vật chất XH. + Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng XH. + Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần.

* Vai trò của cá nhân, vĩ nhân đối với sự phát triển của lịch sử:

- Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những quy luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị xã hội.

+ Định hướng chiến lược và hoạch đinh chương trình hoạt động cách mạng.

+ Tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra.

- Từ nhiệm vụ đó, vai trò của lãnh tụ với phong trào quần chúng nhân dân thực chất là: + Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội.

+ Là người sáng lập ra các tổ chức chính trị - xã hội, và là linh hồn của tổ chức. + Lãnh tụ của mội thời đại chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thời đại đó.

Phần thứ hai

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Chương IV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 25)