SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN 1 Công thức chung của tư bản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 35)

1. Công thức chung của tư bản

- Công thức : T – H – T’ ( T’ = T + ∆t) là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện dưới dạng khái quát đó

- So sánh công thức lưu thông hàng hoá giản đơn ( H – T – H) và công thức chung của tư bản:

+ Điểm giống nhau: đều gồm 2 hành vi mua và bán, đều gồm những nhân tố hàng và tiền, đều chứa đựng mối quan hệ giữa người mua và người bán hàng

+ Điểm khác nhau:

Về hình thức: công thức lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu và kết thúc là hàng hoá, tiền tệ đóng vai trò môi giới trong trao đổi hàng hoá. Công thức lưu thông tư bản điểm bắt đầu và kết thúc đều là tiền tệ, hàng hoá đóng vai trò trung gian.

Về mục đích : * Lưu thông hàng hoá giản đơn mục đích là giá trị sử dụng của hàng hóa * Công thức vận động của tư bản mục đích là giá trị, là sự lớn lên của giá trị sau quá trình vận động.

Về giới hạn của quá trình vận động

* Lưu thông hàng hoá giản đơn có giới hạn, hàng hoá sau khi được mua về đi vào quá trình tiêu dùng, tiền không quay trở lại nữa, quá trình vận động chấm dứt.

* Công thức vận động của tư bản là vô hạn, tiền quay trở về rồi lại được đưa vào lưu thông với mục đích mang về một lượng giá trị lớn hơn.

Bản chất công thức vận động của tư bản là vì giá trị tăng lên và với mục đích càng nhiều càng tốt

2. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản

- Mâu thuẫn công thức chung là lưu thông không làm tăng giá trị nhưng giá trị tăng lên cũng không ở ngoài quá trình lưu thông. Sau một quá trình lưu thông có một lượng giá trị mới được sinh ra (T thành T’). Trong thực tế quá trình lưu thông trao đổi dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì lưu thông cũng không tăng lên giá trị, không tạo ra giá trị mới.

- K. Mark: “Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông nhưng cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông, nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản

a. Hàng hóa sức lao động

- Khái niệm sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể được sử dụng trong quá trình lao động

Sức lao động là yếu tố của quá trình lao động sản xuất trong mọi xã hội, nhưng không phải khi nào sức lao động cũng là hàng hoá.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá

+ Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động

Sức lao động trở thành hành hoá đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất. Trong xã hội tư bản, giữa người sở hữu sức lao

- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:

* Giá trị hàng hoá sức lao động

- Khái niệm: là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao

động đó

- Cơ cấu giá trị sức lao động gồm:

+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống người lao động

+ Chi phí đào tạo người lao động

+ Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con của người lao động

- Tính chất đặc biệt của giá trị hàng hóa sức lao động: giá trị sức lao động bao gồm yếu tố tinh thần và lịch sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động

- Khái niệm: giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của sức lao động đó - Tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là khi sử dụng nó thì tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị hàng hoá sức lao động

Lý luận hàng hóa sức lao động đã giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, chỉ rõ nguồn gốc của giá trị mới tăng thêm.

b. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Bản chất của tiền công

Khái niệm: tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động

Bản chất của tiền công là giá trị hay giá cả của hàng hoá sức lao động, nhưng biểu hiện bề

ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động

Bởi vì: + Nhà tư bản trả công sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá

+ Số lượng tiền công phụ thuộc tính chất của lao động Hai hình thức tiền công cơ bản

- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó nhiều hay ít tuỳ

thuộc thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn

- Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định

(Thực chất tiền công tính theo sản phẩm chỉ là một hình thức của tiền công tính theo thời gian vì cũng căn cứ vào thời gian cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Song tiền công tính theo sản phẩm tạo điều kiện quản lí, giám sát sản xuất chặt chẽ hơn, kích thích công nhân tích cực trong sản xuất)

Tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế

- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động

của mình cho nhà tư bản

- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng

và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

Trong chủ nghĩa tư bản tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp vì:

+ Tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng của nó không theo kịp mức tăng của giá cả, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ

+ Thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên nên giá cả sức lao động thường thấp hơn giá trị (Nhưng xu hướng đó bị chống lại bởi đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nay nhu cầu về lao động trí tuệ tăng buộc các nhà tư bản phải dùng lợi ích vật chất để khuyến khích người lao động)

KL: Tiền chuyển thành tư bản khi nhà tư bản tìm thấy trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt – hàng hoá sức lao động, sử dụng tiền đó để mua nó và các yếu tố cần thiết để sử dụng nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 35)