CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá chọn dòng nấm Rhizoctonia soỉani cổ khả năng gây hại cao nhất trong đỉều kiện nhà lướ
đỉều kiện nhà lưới
Kết quả phân lập từ các mẫu lúa có triệu chứng bệnh đốm vằn điển hình thu được 10 chủng nấm Rhizoctonia soỉani (R. soỉanĩ), bao gồm 4 dòng ở Châu Thành A, 3 dòng ở Long Mỹ và 3 dòng ở Phụng Hiệp (Hậu Giang). Các dòng nấm phân lập được đều cố dạng sợi nấm đa bào màu hơi trắng và tạo ra hạch nấm. Hạch nấm không đều đặn, màu nâu và cố dạng hình cầu trên môi trường PDA. Đặc điểm này phù họp vởi mô tả của của Sherwood (1969) ứên môi trường nhân tạo, hạch nấm cố dạng hình cầu, sợi nấm cổ màu hơi trắng hay nâu đỏ đôi khi cố màu nâu xám.
Hình 4.1 (A) Mặt trước, (B) Mặt sau hạch nấm R. solanỉ phát triển trên môi trường PDA Kết quả quan sát từ thí nghiệm cho thấy, triệu chứng của bệnh đốm vằn bắt đầu có biểu hiện rõ tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh (7 NSKLB). Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá, đốm có hình bầu dục, dài 1-3 cm, có màu xám trắng hay xám xanh viền nâu. Kích thước và màu sắc đốm bệnh cũng ửiay đổi tùy theo điều kiện môi trường, nếu trời ẩm khuẩn ty sẽ phát triển như tơ trắng ưên bề mặt vết bệnh và có thể lan nhiều cm trong một ngày (Vũ Triệu Mần, 2007). Theo Lại Văn Ê (2003), khuẩn ty nấm phát triển một thời gian dài hay gặp điều kiện bất lợi thì cuộn lại thành một khối cứng gọi là hạch nấm (cương hạch). Hạch nấm lãn truyền chủ yếu nhờ nước, nó cố khả năng lan truyền theo hai chiều, đứng và ngang. Sự lan truyền theo chiều đủng chủ yếu từ bẹ lên lá bằng sợi nấm, còn theo chiều ngang từ chồi này sang chồi khác bằng sợi nấm nhung
đúng là R. soỉani, thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại và tuyên chọn dòng gây bệnh cao nhất để làm vật liệu cho thí nghiệm sau được tiến hành.
Kết quả thí nghiệm trình bày trong Bảng 4.1 cho thấy tất cả 10 mẫu R. solani đều có khả năng gây bệnh đốm vằn tại tất cả các thời điểm 7 NSKLB, 9 NSKLB, 14 NSKLB. Tuy nhiên, ở thời điểm khảo sát khác nhau, mức độ gây bệnh của các dòng R. solani khác nhau.
Ở thời điểm 7NSKLB, bệnh mới xuất hiện nên chỉ số bệnh (%) ở các nghiệm thức lây bệnh tương đối thấp, tuy nhiên sự khác biệt khá rõ về mức độ nhiễm bệnh do các dòng R. solani
cũng được ghi nhận. Trong đó, dòng nấm Rhiz- PH2 và Rhiz-LM1 có chỉ số bệnh cao nhất (15,56%) nhưng lại không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê so với các dòng Rhiz-CT3 (12,78%), Rhiz-CTA1 và Rhiz-CT4 (11,11%) và Rhiz-PH1 (8,89%). Tuy nhiên, giữa 2 dòng LM1 và PH2 là có chỉ số bệnh khác biệt đối với nghiệm thức Rhiz-LM2, Rhiz-LM3 và Rhiz- PH3 ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
Bảng 4.1 Chỉ số bệnh (%) đốm vằn trên lúa ở các thời điểm khác nhau
Nghiệm thức Chỉ sô bệnh (%) qua các thời điêm ghi nhận chỉ tiêu
7 NSKLB 9NSKLB 14 NSKLB
Rhiz-CTA1 11,11aBC 11,11 c 15,56 “
Rhiz-CTA2 14,11 ab 15,56 * 20,00abc
Rhiz-CT3 12,78 abc 13,34abc 16,67 bcd
Rhiz-CT4 11,11abc 12,22 bc 13,34 d Rhiz-LM1 15,56a 15,56 * 22,22 * Rhiz-LM2 8,34 bc 10,56 c 15,56 cd Rhiz-LM3 7,22 c 10,56 c 12,22 d Rhiz-PH1 8,89 abc 12,78 bc 13,33 d Rhiz-PH2 15,56a 16,67 a 25,56 a Rhiz-PH3 7,22 c 10,00 c 15,56 cd F CY (%) * 20,27% ** 8,87% ** 12,66%
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu được theo sau bởi chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thủ Dunca.il,
* khác biệt ở mức ý nghũi 5%
** khác biệt ở mức ý nghĩa 1 %
Số tiêu đã được chuyấi sang căn (X) khi phân tích thống kê
Đến thời điểm 9 NSKLB, chỉ số bệnh của một số chủng nấm có tăng thêm so với thời điểm 7 NSKLB. Trong đó, chủng nấm Rhiz-PH2 (16,67%) vẫn có chỉ số bệnh cao nhất nhưng
(12,78%), Rhiz-CT4 (12,22%), Rhiz-CTA1 (11,11%), Rhiz-LM2 và Rhiz-LM3 (10,56%), cuối cùng là Rhiz-PH3 (7,22%) ở mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Ở thời điểm 14 NSKLB, chỉ số bệnh của các chủng nấm vẫn còn tăng cao. Ba chủng Rhiz-CTA2 (20%), Rhiz-LM1 (22%) và Rhiz-PH2 (25,56%) đến thời điểm này, có mức độ gây hại cao và ổn định nhất so với các chủng còn lại ở các thời điểm 7 và 9 NSKLB.
Khi lây bệnh nhân tạo bởi các dòng nấm R. solanỉ trong điều kiện thí nghiệm đồng nhất, chỉ số bệnh giữa các dòng nấm khác nhau cho thấy giữa các dòng nấm có mức độ gây hại khác nhau. Qua khảo sát, cho thấy tất cả các nghiệm thức có chỉ số bệnh tăng ở thời điểm 9 NSKLB. Ở thời điểm 14 NSKLB, chỉ số bệnh của hầu hết các nghiệm thức đều tăng dần so với thời điểm 9 NSKLB. Cụ thể, dòng Rhiz-CTA2, Rhiz-LM1 và Rhiz-PH2 có chỉ số bệnh lần lượt là 15,56%, 15,56% và 16,67% và ở thời điểm 14 NSKLB (hình 2.2) thì có chỉ số bệnh tương ứng là 20%, 22% và 25,56%. Nhìn chung, ở cả 3 thời điểm khảo sát cho thấy 3 chủng Rhiz- CTA2, Rhiz-LM1 và Rhiz-PH2 có chỉ số bệnh cao hơn và ổn định nhất so với các dòng còn lại. Điều này cho thấy 3 chủng Rhiz-CTA2, Rhiz-LM1 và Rhiz-PH2 có khả năng gây hại cao và được chọn làm dòng nấm gây bệnh để thực hiện cho các thí nghiệm tiếp theo.