Hiệu quả và triển vọng phòng trừ sinh học của vi khuẩn Bacillus amyĩoliqueýacừns

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn bacillus spp đối với vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lúa xanthodomonas oryzae pv oryzae và hiệu quả phòng trị trong điều kiện nhà lưới (Trang 28)

B. amyloliqueýaciens có dạng hình que, kích thước 0,7-0,9 X 1,8-3 /um , các tế bào thường kết thành chuỗi, các tiêm mao được đính ở đỉnh. Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng là 30-400C, ngừng tăng trưởng ở nhiệt độ dưới 15°c hoặc trên 500C (Priest và ctv., 1987, trích dẫn bởi Trần Thị Thúy Ái, 2011).

Đây là một trong những loài vi khuẩn có hiệu quả phòng trừ sinh học đối với nhiều bệnh cây trồng có nguồn gốc từ đất (Leclere và ctv., 2005, trích dẫn bởi

Huỳnh Thị cẩm Vân, 2010) hoặc các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch (Kotan và ctv., 2009).

B. amyloliquefaciens có khả năng kích kháng phổ rộng, kháng lại với mầm bệnh do virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Có hiệu quả cao trong kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn

Ralstonm solanacearum và héo do nấm Fusarium spp. trên cà chua (Park và ctv., 2003). Hỗn hợp vi khuẩn B. amyloliquefaciensB. pumilus cho hiệu cho cao ứong việc kiểm soát bệnh do Sclerotium rolfsii, R. solanacearum ứên cà chua và S. rolfsii, Colletotrichum trên tiêu. Hàm lượng tổng số Superoxide dismutase (SOD) và peroxidase (PO) cao hơn 25-30% so với đối chứng trước khi xử lí với tác nhân gây bệnh (Jetiyanon và ctv., 2003). Ba loài vi khuẩn

B. subtilis, B. amyloliquefaciensB. megaterium đối kháng với Phytophthora palmivora gây bệnh thói đọt dừa. Trong đó B. amyloliquefaciens cho hiệu quả cao nhất trong điều kiện invitro

(Jayasuja và Iyer, 2003).

B. amyloliquefaciens có liên quan đến cơ chế kích kháng lưu dẫn (induced systemic resistance-ISR). Chất L-Tyr được tìm thấy sau khi xử lí với B.amyloliquefaciens và đã được chứng minh có liên quan đến kích hoạt các phản ứng tự vệ của cây trồng chống lại mầm bệnh trong nghiên cứu kích kháng chống bệnh thán thư ừên cây dưa leo. Hợp chất 2,3-butanediol cũng đã được chứng minh là có liên quan đến sự kích kháng lưu dẫn của B. amyloliquefaciens

(Park và ctv., 2008).

Sự tác động đến cơ chế ISR của vi khuẩn B. amyloliquefaciens được kiểm soát bởi gen srfA và pps, cơ chế kích thích tăng trưởng thực vật (plant growth promoting Rhizobacteria-

PGPR) được kiểm soát bởi gen alsS và alsD (Hardoim et al., 2008). Kháng sinh Iturin A2 tiết ra từ vi khuẩn B. amyloliquefaciens RC_2 có khả năng ức chế nấm Rosellina necatrix, P. oryzae,

và vi khuấn Agrobacterium tumefaciens, Xanthomonas campestris pv. campestris, đã cho thấy

B. amyloliquefaciens RC_2 có tác dụng phổ rộng đối với bệnh hại cây trồng. (Yoshida và ctv.,

2002).

Vi khuẩn Bacillus amyfoliquefaciens hội đủ các điều kiện của tác nhân kích kháng sinh học và là tác nhân có triển vọng để thương mại hóa (Hu và Hi, 2010). Sử dụng vi khuẩn B. amyloliquefaciens cho hiệu quả tương đương với thuốc hóa học là Aliette 800WP trong việc kiểm soát bệnh thói đọt do Phytophthora cactorum gây ra trên dâu tây (Jayamani, 2006).

B. amyloliquefaciens GAI có thể tạo đồng thòi surfactin, iturin A, fengycin A và fengycin B. Đây là những lipopeptides vòng (CLP) gồm bảy (surfactin và iturin A) hoặc 10 q- amino axit (fengycins) liên kết với một-amino ß (iturins) hoặc ß-hydroxy (surfactins và fengycins) axit béo có thể thay đổi từ C-13 thành C-16 tạo surfactins, từ C-14 thành C-17 tạo iturins và từ C-14 thành C-18 tạo fengycins (Arguelles-Arias và ctv., 2009).

Nghiên cứu của Luz (2003) chứng minh vi khuẩn B. amyloliquefaciens cho kết quả cao vói việc giúp cây lúa mì ở Brazil tăng năng suất từ 459 đến 594 kg/ha và có liên quan đến kích kháng, hạn chế sự gây hại của những vi sinh vật gây bệnh từ 17,3 đến 22,4 %.

Ngoài việc kiểm soát bệnh do PhytophthoraFusarium gây ra,vi khuẩn vùng rễ B. amyloliquefaciens giúp lá ớt tăng 22,8% chiều dài lá so với đối chứng và có thể sống đến 50 ngày sau khi chủng. Vi khuẩn B. amyloliquefaciens hội đủ những điều kiện của tác nhân kích kháng sinh học và là tác nhân có triển vọng có thể thương mại hóa (Hu và ctv., 2010).

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn bacillus spp đối với vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lúa xanthodomonas oryzae pv oryzae và hiệu quả phòng trị trong điều kiện nhà lưới (Trang 28)