B. amylolyqueỷacỉens 34,15 bc 57,32 3)5 36,49 bc 42.65 A
4.6 Thảo luận chung
Qua kết quả phân lập và tuyển chọn dòng nấm Rhizoctonia solanỉ (.R. solani) gây bệnh đốm vằn tại 3 huyện Châu Thành, Long Mỹ và Phụng Hiệp (Hậu Giang), các dòng nấm R. solani phân lập được có biểu hiện gây hại ở mức độ khác nhau. Trong đó, dòng Rhiz-CTA2, Rhiz-LM1 và Rhiz-PH2 là 3 dòng nấm có chỉ số bệnh cao và kéo dài đến thời điểm cuối cùng khảo sát.
Thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus với nấm R. solani nội sinh và ngoại sinh có khả năng ức chế nấm R. solanỉ. Vi khuẩn Bacillus vùng lá, thân, rễ đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm R. solanỉ. Điều này phù hợp với nhận định của Enunert và Handelsman (2004), vi khuẩn Bacillus rất đa dạng, phong phú và đóng vai trò là nguồn tác nhân kiểm soát sinh học quan trọng. Bacillus định cư ở vùng rễ có khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh bằng các cơ chế khác nhau, từ đó giúp cây trồng tăng trưởng (Lambert và ctv., 1987), còn các nhóm vi khuẩn có lợi sống trên vùng thân, lá có thể giảm quần thể tác nhân gây bệnh trước khi phát sinh bệnh (Stromberg và ctv., 2000).
Sự đối kháng của vi khuẩn Bacillus và mầm bệnh có liên quan chặt chẽ như tiết kháng sinh, độc tố hay tác động gián tiếp nhằm kích thích tính kháng bệnh cây trồng để ức chế mầm bệnh (Agrios, 2005). Qua khảo sát cho thấy cả 3 chủng vi khuẩn nội sinh LM3.16et, LM2.15et và PH5.8et đều có khả năng phân giải chitin tạo nên chất kích kháng giúp cây lúa chống chịu tốt với bệnh đốm vằn do nấm R. solani gây ra, kết quả này phù hợp với nhận định của Sigh và
ctv (1999) cho rằng chitinase là một cơ chế quan trọng trong việc phân giải trực tiếp phần vách tế bào của nấm đồng thời cũng tạo ra các oligomers làm chất mồi có tác dụng kích kháng giúp là một tác nhân quan trọng trong việc phòng trị bệnh đối với cây trồng.
Cả 3 chủng vi khuẩn nội sinh LM3.16et, LM2.15et và PH5.8et đều có khả năng ức chế đối nấm R. solanỉ qua 3 phương pháp xử lý và tất cả đều cho thấy HGGB cao hơn so với đối chứng âm không xử lý và lại có hiệu quả tương đương với đối chứng dương B. amyỉoỉiqueýaciens và thuốc Carbenda Supper 50SC. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Berg và Hallmann (2006) về khả năng kiểm soát bệnh của vi khuẩn nội sinh với nấm gây bệnh cho thấy, sự cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát nấm bệnh của vi khuẩn nội sinh khi mà cả hai sinh vật (nấm bệnh và vi khuẩn nội sinh) ở trong cùng môi trường sống và có sự cạnh tranh về chổ ở và dinh dưỡng với nhau. Đến thời điểm 14 NSKLB, cả 3 chủng vi khuẩn LM3.16et, LM2.15et và PH5.8et là có hiệu quả tương đương với B. amyloliquefaciens và thuốc Carbenda Supper 50SC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chau Mô Nô Rôm (2013) cho thấy hiệu quả đối kháng của vi
khuẩn tương đương với B. amyloỉique/aciens và thuốc Carbenda Supper 50 sc. Tùy tác nhân phòng trừ và biện pháp xử lý mà có hiệu quả phòng tậ khác nhau. Nghiệm thức được xử lý với 3 chủng VKĐK ở biện pháp phun sau khi chủng bệnh lại cho hiệu quả cao hơn so với 2 biện pháp phun trước khi chủng bệnh và áo hạt. Đối với 2 biện pháp xử lý phun trước khi chủng bệnh và áo hạt qua các thời điểm xử lý đều cho hiệu quả ngang nhau, các VKĐK được ứng dụng ngoài nhà lưới đều là vi khuẩn nội sinh, vi khuẩn nội sinh sống bên trong thân cây có tác dụng kích thích tăng trưởng và kháng bệnh tương tự đối với biện pháp phun trước khi lây bệnh thì các vi khuẩn cần có thời gian nhân đủ mật số để kích thích tăng trưởng và có hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh. Đối với biện pháp phun sau có tác dụng là trị bệnh vì vi khuẩn tác động trực tiếp khi có vết bệnh vừa xuất hiện và đồng thời sử dụng nấm bệnh làm nguồn thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho VKĐK tồn tại. Tuy nhiên, để có hiệu quả như mong muốn thì cần phải nghiên cứu thêm để cho hiệu quả kiểm soát bệnh cao và hợp lý.