Lập hồ sơ lưu trữ thông tin chung của một số ngành hoạt động của khách hàng:
73
Trong quá trình đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể, KTV nên quan tâm hơn đến tình hình chung của ngành mà khách hàng đang hoạt động để có nhận định chính xác hơn về các biến động trong từng khoản mục. Vì hạn chế trong thời gian tìm hiểu khách hàng mới và thực hiện kiểm toán tại mỗi công ty khách hàng và áp lực mùa vụ của công việc kiểm toán nên thay vì KTV phải tìm hiểu về tình hình chung của ngành mà khách hàng đang hoạt động cho từng khách hàng riêng lẻ, công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây nên tận dụng 6 tháng cuối năm (khi công ty không có nhiều hợp đồng kiểm toán) để lập hồ sơ lƣu trữ thông tin chung của một số ngành khách hàng hoạt động. Các hồ sơ này đƣợc lƣu theo từng ngành, lấy số liệu từ các khách hàng công ty đã và đang kiểm toán, bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính trong 5 năm liền trƣớc nhƣ:
+ Doanh thu trung bình. + Chi phí trung bình. + Lợi nhuận trung bình.
+ Giá các nguyên vật liệu chính. + Sản lƣợng trung bình.
+ Một số chỉ tiêu tài chính trung bình nhƣ: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lƣu động, các tỷ số thanh toán,…
+ Đặc điểm hoạt động chung của ngành nhƣ các khó khăn, thuận lợi từ các chính sách kinh tế của chính phủ, nguồn cung nguyên liệu, đầu ra sản phẩm,…
Hồ sơ này bên cạnh việc cung cấp thông tin cho KTV trong quá trình kiểm toán, còn là cơ sở quan trọng để KTV phát hiện ra một số vấn đề bất thƣờng của các khách hàng mới trƣớc khi chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán. Ngoài ra, trƣớc khi chấp nhận khách hàng mới, công ty nên tìm hiểu rõ về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, vì đây là yếu tố quan trọng có thể ảnh hƣởng đến các sai sót trọng yếu trong BCTC và khả năng KTV bị giới hạn phạm vi tiếp cận cơ sở dữ liệu của đơn vị. Thêm vào đó, KTV cũng nên soát xét lại hồ sơ kiểm toán các năm trƣớc (nếu có) của khách hàng mới để đánh giá lại số dƣ đầu năm trong BCTC, phát hiện các thay đổi trong chính sách kế toán, biến động bất thƣờng trong quá trình hoạt động của khách hàng. Trong trƣờng hợp KTV không có đủ bằng chứng hoặc không thể thực hiện đƣợc các thủ tục nhằm đánh giá lại sự đầy đủ và hợp lý của số dƣ đầu năm thì đây là một căn cứ quan trọng để KTV đƣa ra ý kiến nhận xét chấp nhận từng phần hoặc loại trừ.
74
Kết hợp sử dụng bảng câu hỏi và lưu đồ:
Trong đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên nên kết hợp sử dụng bảng câu hỏi và lƣu đồ. Từ đó KTV sẽ có cái nhìn tổng quát về HTKSNB của khách hàng và việc đánh giá mức độ ảnh hƣởng của một sai sót phát hiện đƣợcđối với các khoản mục có liên quan sẽ thuận tiện hơn. Đồng thời KTV nên đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát để xác định lại phạm vi, nội dung các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp.
Tìm hiểu HTKSNB của khách hàng sử dụng phương pháp kế toán trên máy tính:
Công ty nên đƣa ra hƣớng dẫn trong việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng nếu khách hàng sử dụng phƣơng pháp kế toán trên máy tính. Một số thủ tục cần xem xét trong môi trƣờng tin học của khách hàng bao gồm: liệu hệ thống có yêu cầu nhập mật khẩu khi đăng nhập vào hệ thống để hạn chế những ngƣời không có thẩm quyền truy cập hệ thống hay không; hệ thống kế toán trên máy tính có hạn chế quyền xem, cập nhật dữ liệu giữa các bộ phận kế toán khác nhau hay không; việc chỉnh sửa dữ liệu có để lại dấu vết kiểm toán hay không; công ty khách hàng có biện pháp nhằm hạn chế việc dữ liệu bị mất hay không; phần mềm kế toán tại công ty khách hàng do chính nhân viên trong công ty thiết kế hay mua bản quyền phần mềm từ các công ty phần mềm kế toán bên ngoài;…
Hồ sơ của quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán:
Công ty cần có quy định chặt chẽ hơn về việc lập và lƣu trữ tài liệu kiểm toán.Các tài liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán, HTKSNB của khách hàng nên đƣợc lƣu giữ lại để so sánh với sự thay đổi (nếu có) trong các năm sau khi KTV thực hiện kiểm toán. KTV nên ghi nhận cơ sở và kết quả đánh giá các loại rủi ro để làm cơ sở cho việc soát xét hồ sơ kiểm toán về sau.
Tiếp cận rủi ro kiểm toán từ góc độ rủi ro kinh doanh:
KTV nên tiếp cận rủi ro kiểm toán từ góc độ rủi ro kinh doanh thay vì chỉ chú trọng đến từng khoản mục trên BCTC, vì rủi ro kinh doanh là một yếu tố quan trọng tác động đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát. Chẳng hạn, đối với công ty chế biến lƣơng thực, thực phẩm, một trong những rủi ro kinh doanh là các nguyên vật liệu đầu vào có thời gian bảo quản rất ngắn.Từ đó, nếu KTV phát hiện thấy khoản mục hàng tồn kho của nguyên liệu thô có số dƣ quá lớn so với công suất máy móc, thì có thể nghi ngờ khả năng khai khống khoản mục hàng tồn kho.
75
5.2.2 Quy trình xác lập mức trọng yếu
Dựa trên đặc điểm hoạt động của khách hàng để chọn chỉ tiêu: Khi xác lập mức trọng yếu tổng thể, KTV nên quan tâm hơn đến tình hình kinh doanh của khách hàng, các thay đổi trong chính sách kế toán, tình hình chung của nền kinh tế để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp.
Hướng dẫn cụ thể cho việc lựa chọn chỉ tiêu: Việc xác lập mức trọng yếu vẫn chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp, nhƣng công ty cũng nên đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể chomột số trƣờng hợp nhƣ nếu chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế có giá trị quá nhỏ so với doanh thu và tổng tài sản thì nên xác lập PM dựa trên hai chỉ tiêu còn lại.
Công ty nên mở rộng các tiêu chí xác lập mức trọng yếu, và đƣa ra hƣớng dẫn lựa chọn tiêu chí tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng. Chẳng hạn nhƣ, các tiêu chí có thể bao gồm:
+ Lợi nhuận trƣớc thuế. + Tổng doanh thu. + Lợi nhuận gộp. + Tổng chi phí.
+ Tổng vốn chủ sở hữu. + Giá trị tài sản ròng.
Việc lựa chọn tiêu chí có thể dựa trên một số yếu tố nhƣ:
- Nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tƣ, ngân hàng, công chúng, nhà nƣớc...).
- Các khoản mục trên BCTC mà ngƣời sử dụng có xu hƣớng quan tâm nhƣ:
Để đánh giá kết quả tài chính, ngƣời sử dụng có xu hƣớng tập trung vào lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản thuần.
Đối với các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, ngƣời sử dụng BCTC chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận sau thuế.
Đối với những công ty kinh doanh lỗ hoặc đạt gần điểm hòa vốn, tổng doanh thu hoặc tổng tài sản là tiêu chí phù hợp.
Đối với những công ty đang có vấn đề về khả năng thanh toán nợ, ngƣời sử dụng BCTC tập trung vào vốn chủ hữu nhƣ sự đảm bảo cho các khoản nợ của họ, hoặc tổng tài sản hay tài sản ngắn hạn.
76
Đối với các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, ngƣời sử dụng BCTC quan tâm chủ yếu đến tổng tiền tài trợ hoặc tổng chi phí.
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị đƣợc kiểm toán, đặc điểm ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động.
Ví dụ:
Đối với các đơn vị nhỏ: Khi lợi nhuận trƣớc thuế từ hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên ở mức thấp, có thể do chủ doanh nghiệp đồng thời là ngƣời quản lý doanh nghiệp đã thu lại phần lớn lợi nhuận trƣớc thuế dƣới dạng tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác, thì tiêu chí lựa chọn để xác định mức trọng yếu có thể là lợi nhuận trƣớc tiền lƣơng, các khoản thu nhập khác và thuế.
Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, có thể chọn chỉ tiêu tổng chi phí hoặc chi phí thuần. Khi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công có quản lý tài sản công, tài sản có thể là tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu. Hoặc đối với những đơn vị mà doanh thu đƣợc xác định trên cơ sở tỷ lệ % xác định trên tổng chi phí thực tế thì tổng chi phí phát sinh sẽ là cơ sở phù hợp để xác định mức trọng yếu.
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị đƣợc kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn. Nếu đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì ngƣời sử dụng BCTC có thể quan tâm nhiều hơn đến tài sản và quyền của chủ nợ đối với tài sản này hơn là quan tâm đến lợi nhuận của đơn vị; hoặc đối với các đơn vị hoạt động dựa trên tài sản nhƣ các quỹ đầu tƣ, tiêu chí phù hợp là tài sản thuần).
Ngoài ra, KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tƣơng đối ổn định qua các năm.
77
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc không thể thiếu trong một cuộc kiểm toán vì đây là một trong những căn cứ để xác định khối lƣợng công việc cần thực hiện. Mặc dù đã đƣợc quy định trong chuẩn mực kiểm toán và phƣơng pháp thực hiện cũng đƣợc hƣớng dẫn, nhƣng về bản chất, việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên nên rất khó để khẳng định kết quả thực hiện là chính xác hay không. Bởi vì xét về bản chất, trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm hoàn toàn trừu tƣợng, để lƣợng hóa chúng thành một con số cụ thể trong kiểm toán là một điều không dễ dàng.
Trong đề tài luận văn của mình, ngƣời viết đã hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đề tài cũng giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây và quy trình xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán, cũng nhƣ thực tế áp dụng quy trình tại công ty khách hàng. Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty, ngƣời viết đã hiểu rõ hơn về quy trình và những công việc cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Từ đó, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn đã đƣợc rút ngắn. Nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trình kiểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây, ngƣời viết đã nêu ra một số hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình.
Do hạn chế về kiến thức và tài liệu, bài viết chỉ đề cập đến một số vấn đề trọng tâm của mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và phƣơng pháp xác lập trong thực tế kiểm toán BCTC. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để ngƣời viết hoàn thiện hơn bài viết của mình.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với các công ty đƣợc kiểm toán
Lựa chọn các công ty kiểm toán có uy tín, chất lƣợng để đảm bảo chất lƣợng chobáo cáo kiểm toán.
Thiết lập HTKSNB hữu hiệu, lƣu trữ sổ sách, chứng từ một cách hợp lý để đơn vị dễ dàng tìm kiếm trong quá trình sử dụng và đảm bảo cung cấp đầy đủ cơ sở dẫn liệu cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.
78
6.2.2 Đối với Nhà nƣớc
Nhà nƣớc cần có những biện pháp để quản lý việc thực hiện luật kiểm toán độc lập, góp phần xây dựng một cơ sở pháp lý bền vững cho sự phát triển của lĩnh vựa kiểm toán.
Tiến hành quản lý chặt chẽ việc thành lập và chất lƣợng kiểm toán độc lập cũng nhƣ việc cấp chứng chỉ hành nghề cho kiểm toán viên nhằm giúp các công ty kiểm toán hoạt động có hiệu quả hơn, tạo dựng lòng tin ở khách hàng và đảm bảo chất lƣợng kiểm toán.
Nên cân nhắc việc mở rộng phạm vi kiểm toán bắt buộc đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, các công ty có khoản giao dịch lớn đối với các công ty bắt buộc kiểm toán vì các công ty này có ảnh hƣởng lớn đến BCTC của các công ty bắt buộc kiểm toán.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hựu, 2003. Kiểm toán căn bản.Hà Nội:Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
2. Nguyễn Quang Quynh và cộng sự, 2005. Lý thuyết kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Phan Trung Kiên, 2006. Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011. Kiểm toán. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
5. Vƣơng Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiến, 1996. Kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
6. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành (VSA). 7. Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA).
80
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu của Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây
1. Đánh giá rủi ro kiểm toán
Hiện nay công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây chƣa có hƣớng dẫn cụ thể trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, các KTV đánh giá rủi ro kiểm thoán thông qua kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng: các KTV thƣờng dựa vào xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro tiềm tàng. Hai nhân tố thƣờng đƣợc xem xét khi đánh giá rủi ro tiềm tàng:
- Ở mức độ báo cáo tài chính:
+ KTV sẽ xem xét có sức ép bất thƣờng đối với ban quản lý không. + Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến ngành nghề. - Ở mức độ khoản mục:
+ Các nghiệp vụ bất thƣờng và phức tạp, nhƣ các nghiệp vụ có giá trị lớn, cách hạch toán bất thƣờng…
+ Các tài sản có tính nhạy cảm cao nhƣ tiền mặt, khoản phải thu khách hàng,…
+ Các khoản ƣớc tính kế toán.
Kiểm toán viên tại công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây thƣờng đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với toàn bộ BCTC và đối với khoản mục với ba mức độ: cao, trung bình, thấp. KTV tìm hiểu một số thông tin về khách hàng nhƣ:
- Đã từng xảy ra kiện tụng trong quá khứ. - Đã có dƣ luận không tốt về khách hàng.
- Tìm hiểu tính cách, cách làm việc của ban giám đốc thông qua trao đổi với nhân viên.
- Kế toán trƣởng có chịu áp lực bất thƣờng không.
Kiểm toán viên thƣờng sử dụng thủ tục phân tích trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá chênh lệch và đánh giá rủi ro tiềm tàng trên các khoản mục.
81
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Thông qua tìm hiểu môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của kiểm toán viên về quy mô hoạt động, loại hình kinh doanh của khách hàng.
- Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính
Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ cử ngƣời tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách kế toán, các chu trình kế toán quan trọng của khách hàng bằng bảng câu hỏi. Dựa trên những thông tin thu thập về HTKSNB, kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Môi trƣờng kiểm soát:
+ Tìm hiểu ban giám đốc: xem xét phong cách, thái độ điều hành của ban giám đốc.
+ Hiệu quả tổ chức công tác quản trị: cơ cấu, tổ chức, ý thức, thái độ của ban quản lý trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.