KHÁI QUÁT VỀ HAI CÔNG TY KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại công ty tnhh toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 41)

4.1.1 Công ty Cổ phần ABC

Công ty Cổ phần ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây.

- Công ty Cổ phần ABC chính thức đi vào hoạt động từnăm 2005. Vốn điều lệ: 55.939.650.000 đồng.

- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh phân bón. - Cơ cấu tổ chức bao gồm:

+ Đại hội đồng cổ đông. + Hội đồng quản trị.

+ Tổng giám đốc điều hành. + Ban kiểm soát.

- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và trong BCTC là Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

- Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. -Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên.

- Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

31

4.2.2 Công ty Cổ phần XYZ

- Công ty Cổ phần XYZ đƣợc thành lập năm 2002. Vốn điều lệ: 98.900.000.000 đồng.

- Hình thức sở hữu vốn: công ty cổ phần. - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bao bì. - Cơ cấu tổ chức:

+ Đại hội đồng cổ đông. + Ban kiểm soát.

+ Hội đồng quản trị. + Tổng giám đốc. + Phó tổng giám đốc. + Các giám đốc.

- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và trong BCTC là Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

- Hình thức kế toán: Kế toán trên máy vi tính.

- Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên.

- Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp hạch toán thuế GTGT: phƣơng pháp khấu trừ.

4.2 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁRỦI RO KIỂM TOÁNVÀ XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

4.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán

Hƣớng dẫn của công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây về việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán đƣợc trình bày trong phụ lục, do đó ngƣời viết không nêu lại quy trình mà chỉ tập trung vào việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty khách hàng.

32

4.2.1.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng a) Ở mức độ tổng thể

Sau khi tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ABC, kiểm toán viên nhận thấy ban giám đốc là những ngƣời hiểu biết rõ về ngành nghề kinh doanh, có trách nhiệm và trung thực; bộ phận kế toán tài chính hoạt động độc lập và tuân thủ chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính về việc thực hiện công tác kế toán, ƣớc tính các khoản ƣớc tính kế toán, và trong việc lập báo cáo tài chính; kế toán trƣởng của đơn vị có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; các bộ phận trong công ty không chịu áp lực bất thƣờng từ cả bên trong và bên ngoài đơn vị. Bên cạnh đó, sau khi tìm hiểu chung về sổ sách kế toán, KTV không phát hiện ra các nghiệp vụ bất thƣờng. Chế độ kế toán, hình thức kế toán và các phƣơng pháp kế toán trong năm 2012 không có sự thay đổi so với năm 2011.

Ngoài ra, KTV đã tìm hiểu về lý do công ty ABC đổi công ty kiểm toán là do đã hết thời hạn hợp đồng với công ty kiểm toán cũ. Kiểm toán viên cũng nhận đƣợc sự đồng ý của công ty cổ phần ABC về việc trao đổi với KTV tiền nhiệm. Sau khi xem xét BCTC và báo cáo kiểm toán của năm trƣớc, kết hợp với trao đổi với KTV tiền nhiệm, KTV nhận thấy không có sự bất đồng ý kiến giữa công ty kiểm toán cũ và công ty ABC; KTV tiền nhiệm có đầy đủ năng lực chuyên môn và hoạt động độc lập. Tuy nhiên, do công ty Cổ phần ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, nên KTV còn nghi ngờ về những vấn đề chƣa phát hiện đƣợc và đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình là 45%.

Nhận xét: Công việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phƣơng diện BCTC đã đƣợc KTV công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây thực hiện dựa trên các nhân tố: sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban giám đốc; trình độ, kinh nghiệm của kế toán trƣởng và các kế toán viên chủ chốt của đơn vị; sự thay đổi nhân sự tại các vị trí lãnh đạo, kế toán quan trọng trong năm tài chính; áp lực bất thƣờng đối với Ban giám đốc, kế toán trƣởng;… Sự đánh giá này hoàn toàn phù hợp với đoạn 16 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Ngoài ra, KTV còn tìm hiểu về BCTC năm trƣớc thông qua trao đổi với KTV tiền nhiệm, đây là một căn cứ quan trọng để KTV đánh giá chung về tình hình hoạt động và HTKSNB của công ty ABC.

Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của KTV không đƣợc lƣu lại trong giấy tờ làm việc và KTV không chú ý kiểm tra lại số dƣ đầu kỳ.

33

b) Ở mức độ khoản mục

Rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục phụ thuộc vào các yếu tố: mức rủi ro tiềm tàng đánh giá cho tổng thể, tính chất, đặc điểm của khoản mục, mức độ biến động của từng khoản mục, kết quả kiểm toán năm trƣớc…

Kiểm toán viên thƣờng sử dụng thủ tục phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục.

Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 4.1 Bảng phân tích biến động khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Tiền 5.160.141.662 2.335.434.158 (2.824.707.504) 54,74

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Qua bảng phân tích, ta thấy khoản mục tiền vào thời điểm cuối năm 2012 đã giảm mạnh so với cùng thời điểm năm 2011 lên đến 54,74%. Sự sụt giảm này có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của tài sản và tiền là khoản mục có số lƣợng nghiệp vụ phát sinh lớn, khả năng xảy ra sai sót cũng nhƣ khả năng cố tình ghi nhận sai lệch và biển thủ của loại tài sản ngắn hạn này là rất lớn nên rủi ro tiềm tàng đƣợc đánh giá ở mức cao.

Nợ phải thu

Bảng 4.2 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải thu ngắn hạn công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/13/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Phải thu của khách hàng 22.785.675.379 24.019.708.830 1.234.033.451 5,42

Trả trƣớc cho ngƣời bán 3.308.306.762 2.233.605.140 (1.074.701.622) (32,48)

Các khoản phải thu khác 3.513.348.592 132.600.000 (3.380.748.592) (96,23)

Dự phòng các khoản

phải thu khó đòi (1.730.200.341) (482.959.615) 1.247.240.726 (72,09)

Tổng cộng 27.877.130.392 25.902.954.355 (1.974.176.036) (7,08)

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Trong năm 2012, khoản mục phải thu khách hàng tăng 1,23 tỷ đồng tƣơng đƣơng 5,42%, trong khi đó khoản trả trƣớc cho ngƣời bán đã giảm 1,07

34

tỷ đồng tƣơng ứng 32,48%; riêng các khoản phải thu khác đã giảm mạnh 3,38 tỷ đồng. Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn trong năm đã giảm 1,97 tỷ đồng thể hiện khả năng làm chủ nguồn tiền của công ty đã đƣợc cải thiện, nhƣng phải thu khách hàng là khoản mục có khả năng bị nhân viên biển thủ cao, và khoản dự phòng là một khoản ƣớc tính kế toán phụ thuộc vào khả năng ƣớc tính của nhà quản lý nên khó kiểm tra. Do đó, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục nợ phải thu ở mức trung bình.

Hàng tồn kho

Bảng 4.3 Bảng phân tích biến động khoản mục hàng tồn kho công ty ABC Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Biến động

Số tiền %

Hàng tồn kho 79.674.053.404 67.303.723.317 (12.370.330.088) (15,53)

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Trong năm, hàng tồn kho của công ty đã giảm 15,53% tƣơng ứng giá trị 12,37 tỷ đồng. Tuy nhiên hàng tồn kho vẫn chiếm trên 50% tổng giá trị tài sản ngắn hạn và đây vốn là khoản mục có khả năng xảy ra nhiều sai sót do số lƣợng các nghiệp vụ có liên quan rất lớn, dễ bị biển thủ, và có ảnh hƣởng trực tiếp đến bảng cân đối kế toán. Chính vì thế, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của hàng tồn kho ở mức cao.

35

Bảng 4.4 Bảng phân tích biến động khoản mục tài sản cố định công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

1. TSCĐ hữu hình 11.785.096.822 13.370.077.271 1.584.980.449 13,45

- Nguyên giá 41.436.676.186 45.991.526.806 4.554.850.620 10,99

- Giá trị hao mòn lũy kế (29.651.579.364) (32.621.449.535) (2.969.870.171) 10,02

2. TSCĐ vô hình 151.554.837 113.677.834 (37.877.003) (24,99)

- Nguyên giá 449.385.040 449.385.040 - -

- Giá trị hao mòn lũy kế (297.830.203) (335.707.206) (37.877.003) 12,72

3. Xây dƣng cơ bản dở dang - 1.615.002.999 1.615.002.999 100,00

Tổng cộng 11.936.651.659 15.098.758.104 3.162.106.445 26,49

36

Mặc dù khoản mục tài sản cố định có số lƣợng nghiệp vụ không lớn và khả năng xảy ra sai sót trong quá trình tổng hợp để lập báo cáo tài chính là không cao. Tuy nhiên, dựa vào bảng phân tích, ta thấy TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong năm đều có sự biến động khá lớn, đặc biệt trong năm công tycó thêm khoản mục xây dựng cơ bản dở dangvới giá trị lên đến 1,6 tỷ đồng. Đồng thời đây cũng là khoản mục chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình.

Nợ phải trả

Bảng 4.5 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải trả công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Vay và nợ ngắn hạn 18.501.532.049 25.679.474.564 7.177.942.515 38,80

Phải trả cho ngƣời bán 10.517.025.301 3.289.802.261 (7.227.223.039) (68,72)

Ngƣời mua trả tiền trƣớc 2.064.280.416 1.686.195.876 (378.084.539) (18,32)

Chi phí phải trả 606.045.833 - (606.045.833) (100,00)

Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 3.027.881.284 10.917.851.753 7.889.970.469 260,58 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi - 1.216.693.911 1.216.693.911 Phải trả dài hạn khác 1.014.000.000 884.000.000 (130.000.000) 12,82 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 610.260.270 - (610.260.270) (100,00)

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Nợ phải trả là tài khoản có quan hệ mật thiết đến chi phí sản xuất do đó nếu ghi nhận thiếu khoản phải trả sẽ làm giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận. Trong năm 2012, các khoản phải trả cho ngƣời bán, chi phí phải trả đều giảm mạnh, ngƣợc lại, các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác lại tăng đến 260,58%. Chính sự biến động bất thƣờng của các khoản mục trên khiến rủi ro tiềm tàng của khoản mục nợ phải trả đƣợc đánh giá ở mức cao.

37

Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động khoản mục vốn chủ sở hữu và các quỹcông ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 55.939.650.000 55.939.650.000 - -

Vốn khác của chủ sở hữu 10.778.973.790 10.778.973.790 - -

Thặng dƣ vốn cổ phần 5.074.727.407 9.932.960.885 4.858.233.478 95,73

Quỹ đầu tƣ phát triển 5.367.758.300 1.656.716.829 (3.711.041.471) (69,14)

Quỹ dự phòng tài chính 5.462.003.782 5.593.965.000 131.961.218 2,42

Lợi nhuận sau thuế chƣa

phân phối 20.086.504.487 22.351.613.657 2.265.109.170 11,28

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của công ty tăng khoảng 2,27 tỷ đồng tƣơng đƣơng 11,28%, trong khi đó thặng dƣ vốn cổ phần

của công ty ABC tăng đến 4,86 tỷ đồng tƣơng đƣơng 95,73%. Thêm vào đó, quỹ đầu tƣ phát triển giảm đến 69,14%. Từ những biến động bất thƣờng trên, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục vốn chủ sở hữu ở mức cao.

Doanh thu

Bảng 4.7 Bảng phân tích biến động khoản mục doanh thu công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 255.038.143.863 293.948.400.485 38.910.256.622 15,26

Doanh thu hoạt động

tài chính 8.940.050.690 11.430.992.946 2.490.942.256 27,86

Thu nhập khác 1.043.272.125 2.604.898.768 1.561.626.643 149,69

38

Qua bảng phân tích, ta thấy trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính đều có dấu hiệu tăng nhẹ. Trong khi đó, thu nhập khác của năm 2012 tăng mạnh gần 1,5 lần (tƣơng ứng 1,56 tỷ đồng) so với năm 2011, do đó KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu ở mức cao.

Chi phí

Bảng 4.8 Bảng phân tích biến động khoản mục chi phí công ty ABC

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền % 1. Giá vốn hàng bán 211.101.216.039 246.716.798.064 35.615.582.025 16,87 2. Chi phí tài chính 10.551.845.143 11.778.796.974 1.226.951.831 11,63 3. Chi phí bán hàng 10.972.584.396 13.138.015.017 2.165.430.622 19,73 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.939.479.244 10.810.272.301 (129.206.943) (1,18) 5. Chi phí khác 42.488.505 1.494.190.012 1.451.701.507 3416,69

Nguồn: Công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây

Trong năm 2012 các loại chi phí nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều có dấu hiệu tăng nhẹ, riêng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm nhẹ. Đặc biệt, chi phí khác có dấu hiệu tăng bất thƣờng và KTV chƣa biết rõ nguyên nhân, nên rủi ro tiềm tàng của khoản mục này đƣợc đánh giá ở mức cao.

Nhận xét: Vì các phƣơng pháp kế toán của công ty ABC trong năm 2012 không thay đổi so với năm 2011, nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của các khoản mục chủ yếu dựa trên hiểu biết về đặc điểm của khoản mục, biến động về giá trị của khoản mục. Ngƣời viết nhận thấy KTV khôngchú trọng đến tình hình kinh doanh của ngành, biến động giá cả của các nguyên vật liệu trong năm tài chính,… khi đánh giá khoản mụcvì các yếu tố này có thể ảnh hƣởng đến doanh thu, chi phí, các khoản phải trả ngƣời bán của công ty. Thêm vào đó, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục đồng thời với các thử nghiệm chi tiết, điều này giúp tiết kiệm thời gian nhƣng có thể khiến KTV không điều chỉnh kịp thời phạm vi, nội dung các thử nghiệm cần thiết.

4.2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát a) Ở mức độ tổng thể

Việc đánh giá rủi ro ở mức độ tổng thể, hay còn gọi là mức độ toàn doanh nghiệp dựa trên xét đoán của KTV thông qua việc hiểu biết về hệ thống

39

kiểm soát nội bộ. Công việc này đƣợc tiến hành bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu.

Bảng 4.9 Bảng câu hỏi khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC

Câu hỏi Trả lời Yếu kém Có Không Thứ yếu Quan trọng

Quan điểm về tính chính trực của hội đồng quản trị

1. Nhà quản lý có đặt quyền lợi chung lên hàng đầu bằng cách thực thi tính chính trực và đạo

đức trong cả lời nói và việc làm không? 

2. Các thành viên hội đồng ban quản trị có đủ kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện công việc hữu hiệu không?

3. Công ty có thiết lập và phổ biến các chính sách thích hợp theo quy định của nhà nƣớc về kinh doanh, xử lý mâu thuẫn quyền lợi cũng nhƣ các quy chế đạo đức không?

4. Hội đồng quản trị có họp thƣờng xuyên và

các biên bản có đƣợc lập kịp thời không? 

5. Công ty có biện pháp để hạn chế hay loại bỏ những sức ép hay cám dỗ nhân viên có những

hành vi trái đạo đức không? 

6. Ban quản lý có nghiên cứu cẩn thận các rủi ro kinh doanh và giám sát một cách thỏa đáng không?

7. Nhà quản lý khi lựa chọn nguyên tắc kế toán

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại công ty tnhh toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)