Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 39)

Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi

SC/Đ (con) SHCKS (con) SHCTC (con) Tỷ lệ (%) < 7 27 16 59,26ab 8 – 12 271 130 47,97a > 12 30 23 76,67b

Ghi chú: Các chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SC/Đ: số con/đàn

SHCKS: số heo con khảo sát SHCTC: số heo con tiêu chảy

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy: heo con được nuôi ở những đàn có mật độ cao (>12 con/đàn) có tỷ lệ tiêu chảy là 76,67%, ở những đàn có mật độ <7 con có tỷ lệ tiêu chảy là 59,26% và ở những đàn có mật độ 8-12 con thì tỷ lệ tiêu chảy là 49,97%.

Heo con bị tiêu chảy là do quá trình chăm sóc-nuôi dưỡng heo mẹ chưa phù hợp nhất là giai đoạn trước khi sinh heo mẹ ăn nhiều thức ăn tinh, dinh dưỡng cao sau đẻ vài ngày lượng sữa tiết nhiều, con không bú hết. Lượng sữa heo của mẹ dư thừa so với yêu cầu của bầy con, lượng sữa tồn đọng ở các bầu vú, chất lượng thay đổi, nhiễm khuẩn, heo con bú phải gây khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Hữu Vũ và ctv., 1999).

Heo con bị tiêu chảy do heo con có tập quán liếm phân, nhất là ăn phân heo mẹ, nếu không vệ sinh chuồng kỹ, không cào phân heo mẹ ra khỏi chuồng heo con ủi, ăn dễ bị bệnh đường tiêu hóa và các loại chuồng bằng sắt nếu không vệ sinh kỹ cũng bị vấy bẩn, sét rỉ, heo con cắn gặm cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngoài ra, heo con có tập quán vào máng nước vừa tiểu vừa uống, hoặc vừa đi phân vừa uống, một số heo con thích vào ổ úm để đi phân và tiểu (Võ Văn Ninh và Bùi Thị Kim Phụng, 2012), nếu trong bầy có 1 heo con bị bệnh thì dễ lây lan mầm bệnh cho các heo khác trong bầy. Việc vệ sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo con (Phùng Thị Vân, 2004).

Những heo nái có số con/đàn <7 con có tỷ lệ tiêu chảy là 59,26% do heo con háo bú, bú quá nhiều sữa mà đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh nên không tiêu hóa hết lượng sữa đã bú. Khi chức năng tiêu hóa giảm dẫn đến thức ăn không tiêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, sản sinh nhiều độc tố kích thích tiết dịch vào trong đường tiêu hóa làm tăng khối lượng, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn chưa tiêu hóa trong đường ruột, giảm mức độ tái hấp thu chất dinh dưỡng và nước gây tiêu chảy (Phạm Ngọc Thạch và ctv., 2006).

Những heo nái có số con/đàn từ 8-12 con có tỷ lệ tiêu chảy là 47,97% do heo con bú sữa đầu không kịp thời, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi rất lớn các vi sinh vật có hại sinh sản tự do, chúng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đường ruột, trong đó có lactobacillus bị ức chế làm cho bệnh đường ruột càng trở nên trầm trọng hơn (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Heo con theo mẹ rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, khi thời tiết thay đổi đột ngột như ngày nóng bức, đêm lạnh nhanh heo con dễ bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).

Những heo nái có số con/đàn từ trên 12 con có tỷ lệ tiêu chảy cao 76,67% do nái nuôi quá nhiều con thì khả năng tiết sữa ít đi vì cơ thể nái gầy sút nhanh (Võ Văn Ninh và Bùi Thị Kim Phụng, 2102) số lượng heo con quá đông không đủ lượng sữa cung cấp cho heo con. Bên cạnh đó, số lượng heo con đông thì trọng lượng sơ sinh không đồng đều có những heo con có trọng lượng nhỏ những heo này yếu ớt, không dành được bú với những heo khác sẽ dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu. Lượng sữa mẹ không đủ cung cấp cho heo con phải bổ sung thức ăn tinh cho heo con, do hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nhất là men tiêu hóa protein cho nên khả năng tiêu hóa protein của heo con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ được 50% lượng protein ăn vào (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009), lượng protein thừa sẽ bị vi sinh vật rất độc chiếm dụng, tăng mật số gây bệnh, đồng thời protein thừa cũng có thể bị phân hủy thành chất độc gây co thắt nhu động ruột thái quá dẫn đến tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).

Do đó, để giảm tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ tốt nhất nên chọn số con/ổ từ 8-12 con, những heo có số con/ổ trên 12 con hoặc heo có số con/ổ

nhỏ hơn 7 con có thể ghép bầy để bầy heo được cân đối hơn nhằm hạn chế tỷ lệ tiêu chảy cũng như làm giảm tỷ lệ heo còi khi cai sữa.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)