Tỷ lệ tiêu chảy heo con được quan sát trên toàn bộ số lượng heo con mắc bệnh tiêu chảy trong suốt thời gian theo mẹ.
Các chỉ tiêu khảo sát:
Tổng số heo con tiêu chảy
Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy (%) = x 100 Tổng số heo con khảo sát
Số bầy tiêu chảy
Tỷ lệ bầy heo con mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số bầy khảo sát
Số bầy mắc bệnh: trong bầy có ít nhất 1 con heo con bị tiêu chảy. Heo con bị tiêu chảy được xác định dựa vào trạng thái phân, màu sắc, triệu chứng. Số heo con mắc bệnh
Tỷ lệ heo con mắc bệnh theo mật độ nuôi (%) = x 100 Tổng số heo trong đàn
Tổng số ca điều trị khỏi bệnh
Tỷ lệ ca bệnh được điều trị khỏi (%) = x 100 Tổng số ca điều trị
Tổng số heo con bị còi
Tỷ lệ heo còi (%) = × 100
Tổng số heo con khảo sát
Quy ước: Heo còi là heo có trọng lượng 2/3 trọng lượng của heo bình thường (heo khỏe) cùng với thể trạng ốm yếu, lông xù.
Tổng số heo chết
Tỷ lệ hao hụt (%) = x 100 Tổng số heo khảo sát
3.3.2.2 Phương pháp bố trí điều trị
Phương pháp bố trí điều trị theo quy trình của trại sử dụng 2 loại thuốc: Metril Oral® của công ty Mebipha và Bio-Genta 10% của công ty Bio Pharmachemie.
Bảng 3.1 Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Thuốc điều trị Số heo con điều trị (con) Liều lượng (ml/con) Đường cấp thuốc Số lần/ngày Liệu trình (ngày) Metril Oral® Bio-Genta 10% 57 53 1 0,5 Uống Tiêm bắp 2 1 3 3
3.3.3 Phương pháp phân tích thống kê
Các số liệu sẽ được phân tích và xử lý thống kê bằng phương pháp chi bình phương sử dụng phần mềm thống kê Minitab 14.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ
Qua khảo sát 32 bầy heo con với tổng số heo là 328 con, kết quả ghi nhận được trình bày ở các mục dưới đây.
4.1.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy
Các triệu chứng lâm sàng của heo con bị tiêu chảy được xác định dựa vào trạng thái heo con, màu sắc phân và dạng phân. Kết quả chi tiết được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Triệu chứng lâm sàng của heo con bị bệnh tiêu chảy
Qua kết quả khảo sát cho thấy:
Màu sắc phân được quyết định bởi hai thành phần là hàm lượng sắc tố mật và màu sắc của thức ăn. Đối với heo con theo mẹ, nguồn thức ăn là sữa mẹ do đó phân thường có màu trắng đến vàng, khi heo con lớn chức năng sinh lý của heo con được hoàn thiện đặc biệt là hệ tiêu hóa, nguồn thức ăn trở nên đa dạng hơn do đó có sự thay đổi trong màu sắc của phân (Trích dẫn Lê Thị Bích Hạnh, 2012).
Khi heo con bị bệnh phân trắng màu sắc phân thay đổi từ màu sáng trong sang màu trắng hay xám, ban đầu heo đi phân thành bãi về sau phân tự do chảy nhỏ giọt từ hậu môn, hậu môn bê bết phân, một số trường hợp heo con có triệu chứng nôn mửa (Lê Văn Tạo, 2006).
Theo kết quả khảo sát, heo con từ 1-7 ngày tuổi đi tiêu chảy phân có màu vàng, trạng thái phân lỏng hay sệt với tần suất xuất hiện là 41 con, ở heo giai đoạn từ 8-21 ngày tuổi tiêu chảy phân sệt hay lỏng màu xám trắng với tần suất xuất hiện là 120 con.
Một số vi khuẩn chẳng hạn như E.coli gây rối loạn tiêu hóa và tiết dịch làm cho thành phần casein trong sữa không tiêu hóa được bị thải ra ngoài làm
Triệu chứng Ngày tuổi Tần suất xuất hiện (con)
Lông xù, gầy yếu 1-21 7
Phân sệt vàng 1-7 10
Phân lỏng vàng 1-7 31
Phân sệt trắng 1-21 8
Phân sệt xám trắng 8-21 60
Phân lỏng xám trắng 8-21 60
phân có màu trắng (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2007). Hầu hết, các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy đều có khả năng làm tổn thương vách ruột, nếu tổn thương nghiêm trọng ruột không có khả năng tái hấp thụ các dịch thể trong quá trình tiêu hóa, kết quả là dịch tiêu hóa giữ lại quá mức trong ruột sẽ thải ra ngoài theo phân làm phân lỏng và ra thường xuyên (Lê Minh Chí, 2000).
Heo con theo mẹ tiếp nhận thức ăn tinh thường bị rối loạn đường ruột do sự thay đổi về tính chất lý hóa học của thức ăn khác nhiều so với sữa mẹ (Trương Lăng, 2003). Do hệ tiêu hóa heo con chưa hoàn chỉnh, thức ăn mới sẽ gây khó tiêu hóa cho heo con vì đối với heo con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung tính, không có acid đặc trưng là HCl tự do và không có khả năng tiêu hóa protein (Lê Hồng Mận, 2006). Protein không tiêu hóa hết được vận chuyển xuống ruột già ở đó có vi khuẩn E.coli phân hủy protein sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
4.1.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ
Tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy được ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ
Chỉ tiêu khảo sát Số lượng Số có bệnh Tỷ lệ (%)
Số bầy Số con 32 328 30 169 93,75 51,52
Qua kết quả cho thấy số bầy heo và số heo con mắc bệnh ở trại khá cao với tỷ lệ tương ứng là 93,75% và 51,52%.
So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Hạnh (2012) khảo sát tình hình tiêu chảy heo con tại 3 trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là 95 con trong số 305 con, chiếm tỷ lệ 31,15%. Theo Phan Thị Hồng Gấm (2012), khảo sát tình hình tiêu chảy tại 2 trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre là 112 con tiêu chảy trong số 296 con khảo sát, chiếm tỷ lệ 37,83%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự khác nhau về thời điểm khảo sát, điều kiện phương thức chăn nuôi và công tác phòng bệnh.
Heo con mắc bệnh tiêu chảy cao do trong thời gian theo dõi thời tiết thay đổi thất thường ngày nắng ít, đêm mưa nhiều heo con không thích ứng kịp với những thay đổi bất lợi của môi trường sống. Hơn nữa đối với heo con, không đủ lông cũng như không có lớp mỡ bảo vệ dưới da (Trương Lăng, 2003). Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). Những thay đổi này tác động vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004).
Bên cạnh đó, khi mưa nhiều thì độ ẩm tăng cao, độ ẩm cao là một trong các nguyên nhân gây cho heo con dễ mẫn cảm với những mầm bệnh, đặc biệt là heo con bú mẹ. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75-85%, trong khi mưa nhiều thì ẩm độ của chuồng nuôi là 87% và nhiệt độ là 26,70C là điều kiện thích hợp gây bệnh tiêu chảy heo con. Điều này phù hợp với nhận định
của Đào Trọng Đạt và ctv., (1996), trong những tháng mưa nhiều thì số heo con bị bệnh tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tới 90-100% toàn đàn vì vậy việc làm khô và thoáng chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), nếu giữ chuồng khô ráo và độ ẩm thấp thì khả năng heo con nhiễm bệnh tiêu chảy sẽ rất thấp.
4.1.3 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo lứa đẻ
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ được ghi nhận và trình bày chi tiết ở Bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3 Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ Lứa đẻ SCTB (con) SCTBMB (con) Tỷ lệ (%) 1 18 10 55,55a 2 – 4 253 108 42,68a > 5 57 51 89,47b
Ghi chú: Các chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SCTB: số con trong bầy
SCTBMB: số con trong bầy mắc bệnh
Kết quả từ Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo con được sinh ra từ những nái đẻ từ lứa thứ 5 cao hơn rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với những nái đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4.
Điều này có thể được lý giải như sau:
Những nái đẻ từ lứa thứ 5 trở lên thì khả năng tiết sữa giảm, lượng sữa cung cấp cho heo con không còn đều đặn. Heo nái ở lứa đẻ càng lớn, không đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai, heo con sinh ra yếu ớt, sức chống bệnh kém, dễ mẫn cảm với môi trường xung quanh khi thời tiết thay đổi đột ngột, và rất dễ bệnh, nhất là tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Nái càng già dễ bị stress đó cũng là nguyên nhân làm giảm sản lượng và chất lượng của sữa, làm ảnh hưởng đến heo con gây rối loạn tiêu hóa. Lượng sữa heo mẹ tăng dần từ lứa đẻ thứ 2 và giảm dần từ lứa đẻ thứ 5 trở về sau (Lê Hồng Mận, 2006). Với những heo nái đã qua nhiều lứa đẻ, nái già thì khả năng đẻ tự nhiên càng giảm, phải có sự can thiệp bằng tay trong lúc đẻ điều này làm cho nái dễ bị viêm, nhất là viêm tử cung dẫn tới hậu quả là heo con dễ bị tiêu chảy. Heo nái càng già thì sức đề kháng càng giảm, một khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường sống hay sự tấn công của mầm bệnh nào đó, heo mẹ rất dễ bị bệnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và heo con dễ bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Tỷ lệ tiêu chảy heo con của những nái đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa 4 là 42,68% tỷ lệ này được lý giải như sau: hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ do đó những heo đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 thì lượng kháng
thể trong sữa heo mẹ truyền qua cho heo con cũng nhiều hơn (Trần Thị Dân, 2004).
Ngoài ra, theo quy luật tiết sữa của heo nái thì đây là giai đoạn heo nái tiết sữa cao nhất, lượng sữa của heo mẹ quá dư thừa so với yêu cầu của bầy con, sữa tồn động ở bầu vú, chất lượng sữa thay đổi, bị nhiễm khuẩn heo con bú phải gây khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Hữu Vũ và ctv., 1999). Đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ bú sữa luôn luôn biến đổi, nhất là hệ thống men tiêu hóa (Nguyễn Xuân Bình, 2000), nếu cho heo con ăn thức ăn quá giàu đạm và chất béo làm cho bộ máy tiêu hóa của heo con chưa thích ứng kịp dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (Hà Dung, 2005).
Heo nái đẻ lứa đầu có hàm lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu do đó lượng kháng thể truyền cho heo con ít làm cho hệ miễn dịch heo con yếu (Trần Thị Dân, 2004). Ngoài ra, yếu tố ngoại cảnh có tác động rất lớn đến heo con vì lúc này là lúc heo con thay đổi hoàn toàn môi trường sống, từ trong bụng mẹ tất cả trao đổi chất đều thông qua nhau thai, nay chuyển sang môi trường sống mới hoàn toàn khác heo con chưa thích nghi kịp thời cùng với hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc bệnh (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005).
4.1.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi (số con/đàn) Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy theo mật độ nuôi
SC/Đ (con) SHCKS (con) SHCTC (con) Tỷ lệ (%) < 7 27 16 59,26ab 8 – 12 271 130 47,97a > 12 30 23 76,67b
Ghi chú: Các chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SC/Đ: số con/đàn
SHCKS: số heo con khảo sát SHCTC: số heo con tiêu chảy
Kết quả Bảng 4.4 cho thấy: heo con được nuôi ở những đàn có mật độ cao (>12 con/đàn) có tỷ lệ tiêu chảy là 76,67%, ở những đàn có mật độ <7 con có tỷ lệ tiêu chảy là 59,26% và ở những đàn có mật độ 8-12 con thì tỷ lệ tiêu chảy là 49,97%.
Heo con bị tiêu chảy là do quá trình chăm sóc-nuôi dưỡng heo mẹ chưa phù hợp nhất là giai đoạn trước khi sinh heo mẹ ăn nhiều thức ăn tinh, dinh dưỡng cao sau đẻ vài ngày lượng sữa tiết nhiều, con không bú hết. Lượng sữa heo của mẹ dư thừa so với yêu cầu của bầy con, lượng sữa tồn đọng ở các bầu vú, chất lượng thay đổi, nhiễm khuẩn, heo con bú phải gây khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Hữu Vũ và ctv., 1999).
Heo con bị tiêu chảy do heo con có tập quán liếm phân, nhất là ăn phân heo mẹ, nếu không vệ sinh chuồng kỹ, không cào phân heo mẹ ra khỏi chuồng heo con ủi, ăn dễ bị bệnh đường tiêu hóa và các loại chuồng bằng sắt nếu không vệ sinh kỹ cũng bị vấy bẩn, sét rỉ, heo con cắn gặm cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngoài ra, heo con có tập quán vào máng nước vừa tiểu vừa uống, hoặc vừa đi phân vừa uống, một số heo con thích vào ổ úm để đi phân và tiểu (Võ Văn Ninh và Bùi Thị Kim Phụng, 2012), nếu trong bầy có 1 heo con bị bệnh thì dễ lây lan mầm bệnh cho các heo khác trong bầy. Việc vệ sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo con (Phùng Thị Vân, 2004).
Những heo nái có số con/đàn <7 con có tỷ lệ tiêu chảy là 59,26% do heo con háo bú, bú quá nhiều sữa mà đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh nên không tiêu hóa hết lượng sữa đã bú. Khi chức năng tiêu hóa giảm dẫn đến thức ăn không tiêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, sản sinh nhiều độc tố kích thích tiết dịch vào trong đường tiêu hóa làm tăng khối lượng, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn chưa tiêu hóa trong đường ruột, giảm mức độ tái hấp thu chất dinh dưỡng và nước gây tiêu chảy (Phạm Ngọc Thạch và ctv., 2006).
Những heo nái có số con/đàn từ 8-12 con có tỷ lệ tiêu chảy là 47,97% do heo con bú sữa đầu không kịp thời, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi rất lớn các vi sinh vật có hại sinh sản tự do, chúng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đường ruột, trong đó có lactobacillus bị ức chế làm cho bệnh đường ruột càng trở nên trầm trọng hơn (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996). Heo con theo mẹ rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, khi thời tiết thay đổi đột ngột như ngày nóng bức, đêm lạnh nhanh heo con dễ bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Những heo nái có số con/đàn từ trên 12 con có tỷ lệ tiêu chảy cao 76,67% do nái nuôi quá nhiều con thì khả năng tiết sữa ít đi vì cơ thể nái gầy sút nhanh (Võ Văn Ninh và Bùi Thị Kim Phụng, 2102) số lượng heo con quá đông không đủ lượng sữa cung cấp cho heo con. Bên cạnh đó, số lượng heo con đông thì trọng lượng sơ sinh không đồng đều có những heo con có trọng lượng nhỏ những heo này yếu ớt, không dành được bú với những heo khác sẽ dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu. Lượng sữa mẹ không đủ cung cấp cho heo con phải bổ sung thức ăn tinh cho heo con, do hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nhất là men tiêu hóa protein cho nên khả năng tiêu hóa protein của heo con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ được 50% lượng protein ăn vào (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2009), lượng protein thừa sẽ bị vi sinh vật rất độc chiếm dụng, tăng mật số gây bệnh, đồng thời protein thừa cũng có thể bị phân hủy thành chất độc gây co thắt nhu động ruột thái quá dẫn đến tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Do đó, để giảm tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ tốt nhất nên chọn số con/ổ từ 8-12 con, những heo có số con/ổ trên 12 con hoặc heo có số con/ổ
nhỏ hơn 7 con có thể ghép bầy để bầy heo được cân đối hơn nhằm hạn chế tỷ lệ tiêu chảy cũng như làm giảm tỷ lệ heo còi khi cai sữa.
4.1.5 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ còi