Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 37)

Tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy được ghi nhận và trình bày ở Bảng 4.2

Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo mẹ

Chỉ tiêu khảo sát Số lượng Số có bệnh Tỷ lệ (%)

Số bầy Số con 32 328 30 169 93,75 51,52

Qua kết quả cho thấy số bầy heo và số heo con mắc bệnh ở trại khá cao với tỷ lệ tương ứng là 93,75% và 51,52%.

So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Bích Hạnh (2012) khảo sát tình hình tiêu chảy heo con tại 3 trại chăn nuôi heo thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là 95 con trong số 305 con, chiếm tỷ lệ 31,15%. Theo Phan Thị Hồng Gấm (2012), khảo sát tình hình tiêu chảy tại 2 trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre là 112 con tiêu chảy trong số 296 con khảo sát, chiếm tỷ lệ 37,83%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự khác nhau về thời điểm khảo sát, điều kiện phương thức chăn nuôi và công tác phòng bệnh.

Heo con mắc bệnh tiêu chảy cao do trong thời gian theo dõi thời tiết thay đổi thất thường ngày nắng ít, đêm mưa nhiều heo con không thích ứng kịp với những thay đổi bất lợi của môi trường sống. Hơn nữa đối với heo con, không đủ lông cũng như không có lớp mỡ bảo vệ dưới da (Trương Lăng, 2003). Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lượng chống lạnh bị hạn chế (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005). Những thay đổi này tác động vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng và ctv., 2004).

Bên cạnh đó, khi mưa nhiều thì độ ẩm tăng cao, độ ẩm cao là một trong các nguyên nhân gây cho heo con dễ mẫn cảm với những mầm bệnh, đặc biệt là heo con bú mẹ. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75-85%, trong khi mưa nhiều thì ẩm độ của chuồng nuôi là 87% và nhiệt độ là 26,70C là điều kiện thích hợp gây bệnh tiêu chảy heo con. Điều này phù hợp với nhận định

của Đào Trọng Đạt và ctv., (1996), trong những tháng mưa nhiều thì số heo con bị bệnh tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tới 90-100% toàn đàn vì vậy việc làm khô và thoáng chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), nếu giữ chuồng khô ráo và độ ẩm thấp thì khả năng heo con nhiễm bệnh tiêu chảy sẽ rất thấp.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 37)