Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo lứa đẻ

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 38)

Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ được ghi nhận và trình bày chi tiết ở Bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3 Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ Lứa đẻ SCTB (con) SCTBMB (con) Tỷ lệ (%) 1 18 10 55,55a 2 – 4 253 108 42,68a > 5 57 51 89,47b

Ghi chú: Các chữ cái a, b trong cùng một cột khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SCTB: số con trong bầy

SCTBMB: số con trong bầy mắc bệnh

Kết quả từ Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo con được sinh ra từ những nái đẻ từ lứa thứ 5 cao hơn rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với những nái đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4.

Điều này có thể được lý giải như sau:

Những nái đẻ từ lứa thứ 5 trở lên thì khả năng tiết sữa giảm, lượng sữa cung cấp cho heo con không còn đều đặn. Heo nái ở lứa đẻ càng lớn, không đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai, heo con sinh ra yếu ớt, sức chống bệnh kém, dễ mẫn cảm với môi trường xung quanh khi thời tiết thay đổi đột ngột, và rất dễ bệnh, nhất là tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).

Nái càng già dễ bị stress đó cũng là nguyên nhân làm giảm sản lượng và chất lượng của sữa, làm ảnh hưởng đến heo con gây rối loạn tiêu hóa. Lượng sữa heo mẹ tăng dần từ lứa đẻ thứ 2 và giảm dần từ lứa đẻ thứ 5 trở về sau (Lê Hồng Mận, 2006). Với những heo nái đã qua nhiều lứa đẻ, nái già thì khả năng đẻ tự nhiên càng giảm, phải có sự can thiệp bằng tay trong lúc đẻ điều này làm cho nái dễ bị viêm, nhất là viêm tử cung dẫn tới hậu quả là heo con dễ bị tiêu chảy. Heo nái càng già thì sức đề kháng càng giảm, một khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường sống hay sự tấn công của mầm bệnh nào đó, heo mẹ rất dễ bị bệnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và heo con dễ bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).

Tỷ lệ tiêu chảy heo con của những nái đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa 4 là 42,68% tỷ lệ này được lý giải như sau: hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ do đó những heo đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 thì lượng kháng

thể trong sữa heo mẹ truyền qua cho heo con cũng nhiều hơn (Trần Thị Dân, 2004).

Ngoài ra, theo quy luật tiết sữa của heo nái thì đây là giai đoạn heo nái tiết sữa cao nhất, lượng sữa của heo mẹ quá dư thừa so với yêu cầu của bầy con, sữa tồn động ở bầu vú, chất lượng sữa thay đổi, bị nhiễm khuẩn heo con bú phải gây khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Hữu Vũ và ctv., 1999). Đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ bú sữa luôn luôn biến đổi, nhất là hệ thống men tiêu hóa (Nguyễn Xuân Bình, 2000), nếu cho heo con ăn thức ăn quá giàu đạm và chất béo làm cho bộ máy tiêu hóa của heo con chưa thích ứng kịp dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (Hà Dung, 2005).

Heo nái đẻ lứa đầu có hàm lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu do đó lượng kháng thể truyền cho heo con ít làm cho hệ miễn dịch heo con yếu (Trần Thị Dân, 2004). Ngoài ra, yếu tố ngoại cảnh có tác động rất lớn đến heo con vì lúc này là lúc heo con thay đổi hoàn toàn môi trường sống, từ trong bụng mẹ tất cả trao đổi chất đều thông qua nhau thai, nay chuyển sang môi trường sống mới hoàn toàn khác heo con chưa thích nghi kịp thời cùng với hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc bệnh (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Phận, 2005).

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con theo mẹ và hiệu quả một số phác đồ điều trị tại trại heo huyện châu thành tỉnh long an (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)