vốn ODA
Nghị định 38/2013/NĐ-CP đã qui định rất rõ các điều kiện tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ƣu đãi đối với khu vực tƣ nhân cũng nhƣ các hình thức tiếp cận vốn ODA và vốn vay ƣu đãi đối với khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn vẫn còn là một chặng đƣờng dài, đặc biệt là trong việc tiếp cận với những nguồn vốn giá rẻ nhƣ ODA. Về chủ trƣơng để thu hút khu vực tƣ nhân thì đã rất rõ ràng, vấn đề tiếp theo là làm nhƣ thế nào để tạo đƣợc động lực cho tƣ nhân cùng tham gia. Nếu muốn khu vực tƣ nhân tham gia vào các dịch vụ công một cách phổ biến và tích cực hơn nữa thì vai trò của quản lý Nhà nƣớc là phải chỉ ra đƣợc lợi ích mà họ có thể tìm kiếm đƣợc trong quá trình tham gia, chứ không phải làm từ thiện hoặc không mang lại lợi ích gì cho họ. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì chúng ta mới có đƣợc các dự án lớn, có những thành công tốt hơn trong việc huy động vốn trong thời gian tới.
Ngày 09/11/2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ- TTg quy định thực hiện thí điểm theo hình thức đối tác công - tƣ. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2011. Trƣớc đó, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009, tại Việt Nam đã có 32 dự án đƣợc thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la. Trong đó mô hình BOT và BOO là chủ yếu. Hai lĩnh vực đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn nhất là điện và viễn thông. Các dự án thực hiện theo hình thức BOT điển hình nhƣ: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang đƣợc thực hiện theo phƣơng thức BOO.
Nhƣ vậy, để PPP trở nên phổ biến hơn nữa thì Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về PPP trong thời gian tới. Đó sẽ là một khung pháp lý hết sức quan trọng để chúng ta có thể sử dụng nguồn lực hỗ trợ ODA từ nƣớc ngoài nhƣ một chất xúc tác để có thể huy động đƣợc nguồn lực lớn hơn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ trong nƣớc.
61