Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về vốn ODA đƣợc rút ra từ các nƣớc trên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA ở việt nam luận văn ths (Trang 35)

nƣớc trên thế giới cho Việt Nam.

Từ các thành công và thất bại của các nƣớc trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA, rút ra một số vấn đề sau:

- Thành lập ban quản lý dự án chuyên nghiệp: Các ban này gồm những chuyên gia giỏi chuyên môn. Họ chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực nhƣ: Bộ phận chuyên về giải phóng mặt bằng, Bộ phận đấu thầu, Bộ phận giám sát, Bộ phận mua sắm vật tƣ.

- Sử dụng vốn ODA đúng mục đích: tùy thuộc điều kiện, và tính cấp thiết của từng dự án trong mỗi giai đoạn mà sử dụng nguốn vốn cho hiệu quả.

- Vốn viện trợ không hoàn lại ƣu tiên vào các dự án không có nguồn thu nhƣ: đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng.

- Vốn vay ƣu đãi đầu tƣ vào các dự án có vốn đầu tƣ ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn chậm không hấp đẫn với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhƣ: công trình giao thông, thủy điện.

28

- Chống tham nhũng: tăng cƣờng thanh tra, kiểm toán. Minh bạch thông tin trong mua sắm công. Đảm bảo việc công bằng tiếp cận thông tin cho các bên tham gia dự đấu thầu. Quy định rỏ trách nhiệm cho cá nhân trong công tác quản lý dự án.

- Công tác kiểm tra kiểm toán: công tác kiểm tra và kiểm toán đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Công tác kiểm tra kiểm toán dựa trên hệ thống kiểm toán nội bộ và thuê các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập để tiến hành.

- Công tác đánh giá dự án: Công tác đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng

xuyên. Nếu nƣớc nhận viện trợ chƣa có kinh nghiệm và năng lực đánh giá dự án nên phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá.

- Đảm bảo khả năng trả nợ: Duy trì mức vay nợ nƣớc ngoài cân đối với tốc độ tăng trƣởng GDP, tăng cƣờng khả năng tiết kiệm trong nƣớc, tăng cƣờng các nguồn lực trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu... Đặt mục tiêu trả hết nợ ODA với một thời gian xác định trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Vốn ODA thực chất là nguồn vốn vay ƣu đãi về lãi suất và thời gian hoàn trả nợ từ các nƣớc phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nƣớc kém phát triển vay nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh tế xã hội. Vốn ODA cho các nƣớc đang phát triển bên cạnh các mặt tích cực vẫn tồn tại các rủi ro và các điều kiện ràng buộc từ nhà tài trợ. Các nƣớc tiếp nhận viện trợ sẽ tận dụng vốn ODA để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trƣờng … tạo điều kiện để tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo. Việc sử dụng vốn ODA có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thể chế quản lý, khả năng hấp thụ vốn ODA của nƣớc tiếp nhận và điều kiện, thủ tục của nhà tài trợ. Từ những thành công và thất bại một số nƣớc tiêu biểu nhận viện trợ vốn ODA trên thế giới sẽ là những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý Nhà nƣớc từ khâu thu hút đến khâu sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, chúng ta nhận thấy vai trò hết sức to lớn và vô cùng quan trọng của quản lý Nhà nƣớc trong việc đƣa ra những chiến lƣợc, chính sách, cũng nhƣ lập ra hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả nhất.

29

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2013

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA ở việt nam luận văn ths (Trang 35)