1993 đến năm 2013
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp từ ngày 9-10/11/1993 đã đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, tin cậy và xây dựng. Kể từ đó, một diễn đàn đối thoại thƣờng niên về chính sách phát triển và viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đƣợc thiết lập với tên gọi là Hội nghị Nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG). Đến nay, ở Việt Nam đã có trên 50 nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ƣu đãi cho hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tính đến tháng 12/2012, đã có 20 Hội nghị CG thƣờng niên và 15 Hội nghị CG giữa kỳ (tổ chức đầu tháng 6 hàng năm) đƣợc tổ chức. Thông qua các hội nghị này đã có 78,195 tỷ USD vốn ODA đã đƣợc các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam.
Hình 2.1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết giải ngân thời kỳ 1993-2012.
30
Tổng vốn ODA cam kết thƣờng gia tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, kể cả những năm kinh tế thế giới khủng hoảng nhƣ trong năm 2008 hoặc khi kinh tế của một số nƣớc tài trợ gặp khó khăn. Điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, sự tin tƣởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012.
Hình 2.2: Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Hiện có khoảng trên 50 nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ƣu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam bao gồm:
- Các nhà tài trợ song phƣơng nhƣ: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na- đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po.
31 - Các nhà tài trợ đa phƣơng gồm có:
+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ gồm có: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tƣ Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trƣớc đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait.
+ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ bao gồm: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về ngƣời tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chƣơng trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tƣ Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trƣờng toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang hoạt động thƣờng xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nƣớc là thành viên của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,...