Thành lập một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm quản lý cao nhất về vốn ODA

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA ở việt nam luận văn ths (Trang 69)

thƣờng, chứ không còn là các trƣờng hợp cá biệt, thì chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn, phức tạp đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ODA lẫn doanh nghiệp tƣ nhân sử dụng nguồn vồn này trên các mặt: Thể chế; Cơ chế quản lý; Thủ tục hành chính; Năng lực con ngƣời. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần phải giải quyết những khó khăn, phức tạp này dựa trên nguyên tắc quản lý và sử dụng ODA đã nêu ra ở phần khung lý thuyết là: “ngƣời hƣởng lợi ODA phải có trách nhiệm trả nợ và chia sẻ rủi ro với Chính phủ”.

3.4 Thành lập một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm quản lý cao nhất về vốn ODA vốn ODA

Theo những phân tích ở trên, việc phân định chức năng của các cơ quan quản lý ODA còn mang tính dàn trải, chƣa tập trung vào một đầu mối dẫn đến không ai chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề xảy ra. Trên nền tảng khung pháp lý hiện hành, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nói trên đều có trách nhiệm, nhƣng vấn đề ở chỗ trách nhiệm đó không đƣợc xác định cụ thể và không ai chịu trách nhiệm cao nhất hay trách nhiệm cuối cùng.

Từ thực tế đó, giải pháp triệt để nhất là thành lập một cơ quan độc lập, trực thuộc Chính phủ có vai trò thực thi quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất về việc thu hút, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ ngành với nhau dẫn tới tình trạng “chúng ta cùng chịu trách nhiệm nhƣng không ai chịu trách nhiệm cuối cùng”. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi mặt liên quan đế quản lý và sử dụng ODA trƣớc Chính phủ . Nếu làm đƣợc điều này sẽ chấm dứt đƣợc tình trạng đổ trách nhiệm cho nhau, đổ lỗi cho nhau khi có những sự cố cũng nhƣ những vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA ở việt nam luận văn ths (Trang 69)