Cập nhật các thông tin, tư liệu cơ bản, với phương pháp tiếp cận hệ thống, tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước TP.HCM cả nội và ngoại thành trong chiến lược tổng thể liên vùng. Kết hợp bài toán tiêu thoát nước với bài toán chất lượng nước của cả vùng.
Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 36 Xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, quận, huyện gắn kết với quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước TP.HCM.
Thay đổi về mặt nhận thức: phát triển và đô thị hoá không đồng nghĩa với việc bê tông hoá đô thị. Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh (cây xanh, khong gian mở) và mảng xám (công trình xây dựng).
Khuyến khích tư nhân (Privatization) tham gia hoạt động trong lĩnh vực thoát nước nhằm cung cấp dịch vụ thoát nước (như đã nêu trên). Hoạt động của đơn vị này được dựa vào phí đóng phí nước thải của người dân đô thị. Nhà nước đóng vai trò kiểm soát và quản lý thông qua các qui định và chính sách. Như vậy nhà nước vừa có thể “liên doanh” với tư nhân với tư cách là đối tác (partner) vừa là người hỗ trợ (facilitator) thông qua việc xác lập các chủ trương và chính sách.
Khuyến khích cộng đồng (Public participation) tham gia vào việc giám sát công tác quản lý và giải quyết ngập lụt. Mục đích tham gia của cộng đồng không phải kiện cáo, chỉ trích cơ quan nhà nước, mà hãy cùng cơ quan nhà nước xác định đúng nguyên nhân và tìm giải pháp hợp lý.
Nên tham gia vào tổ chức các thành phố bền vững (Sustainable Cities Task Force) do Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương thành lập (PECC- Pacific Economic Cooperation Council).
“Hội đồng này đã tổ chức nhiều hội thảo (2 năm một lần) về các dịch vụ đô thị tại các thành phố của các nước đang phát triển như: Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Shanghai (Trung Quốc), Hồng Kông, Suva (Fiji), Adelaide (Úc), … các vấn đề đô thị được tổ chức này quan tâm chủ yếu là dịch vụ cấp nước, thoát nước, giao thông bền vững đô thị.”
Theo www.pecc.org