Thực trạng ngập úng tại đô thị

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý tài nguyên nước đô thị (Trang 31)

a) Tình trạng hiện nay:

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp với biển Đông, nơi có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Để chủ động đối phó với tình trạng ngập úng trên địa bàn.

TP.HCM đã có những đầu tư không nhỏ về công sức, vốn để giải quyết vấn đề này: “2 năm 2004-2005 có đến 46 dự án chống ngập với tổng kinh phí trên 700 tỷ đồng Hàng năm TP.HCM đầu tư khoảng 60-70 tỷ đồng cho công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước.”

(Theo Sài Gòn Giải Phóng ngày 24/10/2005)

Và cho đến tháng 11/2010, toàn thành phố còn 150 điểm ngập (67 điểm ngập do mưa, 71 điểm ngập do mưa kết hợp với triều, một số điểm ngập do không có cống).

Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 32

b) Nguyên nhân ngập :

TP.HCM nhìn chung có cao độ địa hình thấp, 75% diện tích toàn thành phố, 25% diện tích các quận (kể cả mới và cũ) có cao độ nhỏ hơn 2 m, tức là phần diện tích có nguy cơ bị ngập úng khi triều cường

Ngập úng do triều: Do ảnh hưởng của triều cường, mực nước trong sông kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Ngập úng có thể lớn hơn khi có triều cường truyền vào trong sông kênh, kết hợp lũ từ các công trình thượng lưu xả về, đồng thời với mưa lớn xảy ra.

Ngoài ra còn các nguyên nhân chủ quan như:

 Các hệ thống thoát nước cũ, hư, không được bảo dưỡng kịp thời.

 Do quá trình đô thị hóa làm bê tông hóa giảm khả năng thấm tư nhiên của đất.  Do ý thức người dân kém, thường xả rác vào các cống gây nghẽn cống.  Do công tác quản lý đô thị kém

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý tài nguyên nước đô thị (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)