a) Các vấn đề trong thoát và xử lý nƣớc thải
Việc quản lý hệ thống tiêu thoát nước thải đang đối diện với những thách thức lớn, khi thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, cơ sở và vật chất không theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội. Đó là các vấn đề như:
- Kết nối tiêu thoát nước thải của hộ dân với hệ thống của công ty tiêu thoát nước thải không chuyên nghiệp và không cưỡng bức
- Chưa sử dụng GIS trong công tác quản lý
- Quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên - Môi trường quản lý không cập nhập kịp thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới
- Quản lý xây dựng đô thị và hạ tầng còn nhiều hạn chế, ... để lại một thực trạng là bộ mặt kiến trúc đô thị thiếu bản sắc cùng với môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Các hệ thống thoát nước của thành phố không đảm bảo độ dốc cần thiết để đảm bảo việc thoát nước tự nhiên.
Công tác qui hoạch đô thị của thành phố thường chạy theo sau việc đô thị hoá tự phát. Khi các khu dân cư hình thành một cách tự phát thì nhà nước mới nghĩ đến việc qui hoạch. Do tự hình thành nên các khu dân cư này lại thiếu hạ tầng cơ sở cho việc cấp - thoát nước, nước thải hoặc nước mưa được chảy tràn tự nhiên hoặc đổ ra các vùng trũng thấp.
b) Các giải pháp kỹ thuật và quản lý
Bài toán kỹ thuật là bài toán đơn giản về nguyên lý, nhưng các vấn đề cụ thể trong một tổng thể phức tạp của cả một hệ thống sông kênh chằng chịt chịu nhiều tác động ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn cũng như các tổ hợp giữa các yếu tố mưa, lũ trên sông, triều từ biển Đông là những vấn đề vẫn chưa có lời giải rõ ràng và cần phải có đầu tư nhất định.
Đối với ngập úng do mưa: chôn mưa (bằng cách khoan các hệ thống ống ngầm vào sâu trong đất để chôn nước), trữ mưa (trữ mưa từ các mái nhà, sân,…để tiêu sau), xây dựng hồ điều hòa (trữ mưa ở những vùng có diện tích lớn,…)
Đối với ngập úng do cao độ: Giải pháp chung cho vấn đề này thì có thể là tiêu bằng trọng lực (tức là tìm cách, tìm đường thoát cho lượng nước úng ngập tự chảy đến vùng thấp hơn), hoặc bằng động lực tức là dùng bơm để đưa lượng nước đó ra khỏi vùng cần
Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 35 thoát ngập, hoặc là bằng hệ thống đê kè cần thiết ngăn chặn không cho lượng được đó đến được nơi nó có thể đến, hoặc là kết hợp của nhiều phương pháp nói trên.
Ngập úng do ảnh hưởng triều: Giải pháp ngăn triều truyền thống là xây dựng các hệ thống cống, đê, trạm bơm hoặc kết hợp cả hai vừa cống vừa đê để ngăn đỉnh triều... Bên cạnh đó, nghiên cứu lợi dụng chân triều để tiêu nước là một trong những giải pháp cần được ưu tiên xem xét.
Ngập úng do lũ: TP.HCM nằm ở hạ lưu chịu tác động trực tiếp của lũ từ các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Ngoài biện pháp lên đê, xây cống để ngăn nước lũ không cho ảnh hưởng đến vùng tiêu, thì việc phối hợp với các cơ quan quản lý hệ thống các công trình hồ chứa lớn ở thượng lưu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất lượng nước lũ xả trong các thời kỳ mưa lớn, triều cường là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn.
Biện pháp quản lý bao gồm:
Việc đô thị hoá ở những vùng mới phải có quy hoạch, quy định cụ thể tỷ lệ bê tông hoá và diện tích hồ điều tiết. Đối với vùng ven còn diện tích đất trống thì nhất thiết phải có quy hoạch, quy định cụ thể về diện tích hồ điều tiết.
Tuyên truyền giáo dục ý thức của nhân dân (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các chương trình giáo dục, kể cả các biện pháp hành chính,…) để từ giảm bớt đến không xả rác ra đường, xuống hệ thống tiêu nước.
Giám sát chất lượng nước nhằm đưa các dự án vào thực tế một cách hiệu quả.
Đối với tiêu thoát nước bẩn vùng ngoại thành ven đô: Đây là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu đúng mức trong thời gian tới. Các khu công nghiệp đã và đang được chuyển dịch từ nội thành ra ngoại thành có nguy cơ làm tăng sự ô nhiễm vùng ngoại thành. Vùng ngoại thành là vành đai xanh, là vườn rau cho nội thành nhưng đất đai thì ngày càng bị thu hẹp (đất nông nghiệp bị giảm đi), mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm trầm trọng nhưng nhiều nơi vẫn cứ sản xuất rau tiềm ẩn một nguy cơ có hại đối với sức khoẻ cộng đồng.