Các giải pháp, biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý tài nguyên nước đô thị (Trang 48)

Để quản lý tốt nguồn nước ngầm của TP hợp lý, hiệu quả, Sở TN&MT đề nghị một số giải pháp sau:

Nhóm giải pháp mang tính định hướng: Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước được thể hiện trong quy hoạch chung về phát triển KT-XH và các quy hoạch ngành khác; xây dựng khung pháp lý, các quy chế, quy chuẩn về bảo vệ tài nguyên nước, thường xuyên cập nhật. Ban hành quy định và chính sách quản lý, khai thác nguồn nước mưa trên địa bàn TP. Phối hợp với Bình Dương, Bình Phước, Tây

Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 49 Ninh quản lý tốt nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn. Nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu khai thác, sử dụng nước nhằm tiết kiệm nguồn nước và giảm thất thoát nước.

Thị trường hóa tài nguyên nước ngầm của TP. Xã hội hóa trong vấn đề cấp nước để hạn chế giếng khai thác riêng lẻ trong các tổ chức, gia đình và cá nhân (mỗi phường, xã, thị trấn nơi chưa có nguồn nước cấp chỉ được xây dựng 1-2 trạm cấp nước tập trung). Biện pháp này sẽ giúp xử lý các chất ô nhiễm, các chỉ tiêu, kiểm soát được lưu lượng và chất lượng nước nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, một phần tiết kiệm kinh phí đầu tư của người dân, tiết kiệm nước…

Giải pháp trước mắt: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước trên đại bàn TP, đặc biệt là Quyết định 17 của UBND TP về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn. Đồng thời thành lập bản đồ phân vùng cấm, hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước ngầm sau đó sửa Quyết định 69/2007/QĐ-UBND ngày 3/5/2007 về quy định hạn chế, cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM.

Sau năm 2020, nước ngầm chỉ được khai thác ở các khu vực: quận 9, Thủ Đức, quận 12, Hóc Môn và Củ Chi. Nâng cấp hệ thống cấp nước của TP; nâng cấp và cải thiện hệ thống cấp nước cho các quận nội thành cũ. Xử lý, ngăn chặn các nguồn ô nhiễm nguồn nước và khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước...

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tăng mức xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm TP. Những trường hợp công trình khai thác trong vùng khai thác quá mức an toàn hoặc đã có mạng cấp nước thì kiên quyết ngưng khai thác…”

Nguồn: Hồng Phúc, 26/05/2011 <http://phapluattp.vn/20110525095324566p0c1085/tphcm-nguon-nuoc-ngam-dang-bi-

Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 50

CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản lý tài nguyên nước đô thị (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)