a) Hiện trạng nƣớc sông
Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài Gòn nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh thành: Đak Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, TPHCM, Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.
Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 43
Hình: Sông Sài Gòn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng
Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng.
Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 KCN xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3 nước thải/ngày.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ cao su 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải...
Còn đối với TPHCM, số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên Môi trường trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế.... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý.
Thực trạng ô nhiễm của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã được các nhà khoa học báo động từ lâu thế nhưng chính quyền các tỉnh hầu như không có phản ứng gì trước thực trạng này. Các tỉnh thành trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam từ 10 năm nay đã chạy đua thu hút đầu tư, chạy đua phát triển công nghiệp nên xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường.
Đua nhau đưa ra các điều kiện dễ dãi nhất để lôi kéo các nhà đầu tư, trong đó có các tiêu chuẩn về môi trường. Hậu quả, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn cho phép vô tư xả thẳng vào nguồn nước sông trong hệ thống sông Đồng Nai. Thực tế này giải thích vì sao, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đe doạ nguồn nước sinh hoạt của hơn 10 triệu dân.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của TPHCM bị giảm sút nghiêm trọng. TPHCM đã phải chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lập một đề án để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn. Trong khi TPHCM lo sợ nguồn cấp nước sinh hoạt chính bị ô nhiễm thì phía thượng nguồn của lưu vực trên sông La Ngà, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng... người ta vẫn cứ vô tư nuôi cá bằng phân gà, phân heo.
Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 44 Sông Thị Vải (Đồng Nai) một nhánh của toàn lưu vực tiếp tục là dòng sông chết bởi hoá chất của Nhà máy Vedan.
b) Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở đô thị
Có nhiều nguyên nhâc khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của con người về vấn đề môi trường còn chưa cao…Đáng chú ý nhất là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hằng ngày và khó khắc phục đối vớ đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thi không đủ chi cho bảo vệ mô trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1%, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về sô lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)… Để bảo vệ môi trường nước nói chung và nguồn nước đô thị nói riêng, các giải pháp cần được ưu tiên là:
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường các cấp theo hướng quản lý nhà nước về môi trường gắn kết quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Lực lượng cán bộ của hệ thống quản lý các cấp phải có đủ số lượng, chất lượng và đủ năng lực đảm nhận công việc.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ mô trường, thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh theo luật định.
Quản lý tài nguyên nước đô thị Page 45