Những khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 75)

Tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng có tăng trƣởng qua các năm, nhƣng tỉ lệ này vẫn quá thấp không đủ cung cấp cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Dẫn tới việc sử dụng thêm nguồn vốn đều chuyển từ Hội sở tốn khá nhiều chi phí.

Tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm qua các năm nhƣng dƣ nợ và nợ xấu tăng liên tục.

64

Sự chi phối nhất định từ BIDV Hội sở chính cũng đã làm cản trở hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nhiều thủ tục tƣơng đối rƣờm rà nhất là khâu giải ngân. Điều đó đôi khi làm những khách hàng mới, khó tính không hài lòng. Cùng với sự bất cập của một số chính sách tín dụng khiến Ngân hàng không thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Việc dời trụ trở chính lên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng mang đến nhiều thách thức đối với Ngân hàng. Ngân hàng đã và đang cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng đã hoạt động lâu năm và chiếm nhiều ƣu thế trong thị phần tín dụng tại thành phố Cần Thơ nhƣ: Vietcombank, Agribank,…

Kinh tế năm 2014 theo dự đoán sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn, làm tiền đề cho sự phát triển hơn cho những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY NAM

Dựa vào hiện trạng thực tế tại Ngân hàng, dƣới đây là một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng:

5.2.1Nâng cao hoạt động huy động vốn

Ngân hàng tiếp tục phát huy và hoàn thiện các hình thức huy động truyền thống. Ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lƣợng và tính đa dạng của sản phẩm: ngoài việc áp dụng lãi suất hấp dẫn, ngân hàng còn tạo nhiều sự thuận lợi, an toàn, đồng thời kết hợp với nhiều hình thức huy động vốn mới phù hợp nhƣ: Gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Riêng đối vối hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hƣớng linh hoạt: Cho phép khách hàng rút tiền trƣớc hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món tiền gửi lớn, khách hàng đƣợc quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tốt đa của Ngân hàng.

Ngân hàng cần có sự phân đoạn thị trƣờng để có những sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ riêng cho từng nhóm khách hàng riêng biệt. Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức trả lãi cho khách hàng. Ví dụ nhƣ khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng thay vì khách hàng phải đến Ngân hàng lấy lãi hàng tháng, Ngân hàng có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ của khách hàng giúp khách hàng giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian. Mặt khác, Ngân hàng có thể kết hợp đƣợc dịch vụ thẻ với sản phẩm huy động vốn. Điều thuận

65

lợi hơn nữa nếu khách hàng có con em đi học xa, họ có thể sử dụng lãi để gửi thẳng cho ngƣời thân mà không cần làm thủ tục gửi tiền một lần nữa.

5.2.2Nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn

Ngân hàng cần lựa chọn phƣơng án đầu tƣ cho vay khả thi và hiệu quả để mang lại kết quả đầu tƣ cao hơn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Đồng nghĩa với việc ngân hàng cần xem xét thận trọng khâu thẩm định dự án đầu tƣ, tránh trƣờng hợp tránh tình trạng vay ké, vay chung, vay nhƣng chuyển vốn cho ngƣời khác sử dụng; thẩm định càng chính xác thì rủi ro đối với các khoản vay càng giảm.

Trƣớc khi cho vay cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tín dụng, có thể rút ngắn đến mức có thể các thủ tục vay vốn của khách hàng nhƣng vẫn đầy đủ để tiết kiệm chi phí cũng nhƣ thời gian của khách hàng, tạo sự tin tƣởng của khách hàng với Ngân hàng về việc vay vốn.

Tránh tập trung cho vay vào một số khách hàng hay một vòng nào đó, nếu các đối tƣợng này gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn.

Cải thiện công tác thu hồi nợ

Ƣu tiên cho vay đối với những khách hàng truyền thống, linh động trong các khoản vay xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật cho phép.

Đối với các khoản vay lớn, các bộ tín dụng phải kiểm ra định kỳ mỗi tháng, còn đối với các khoản vay nhỏ có thể kiểm tra bất thƣờng nơi khách hàng cƣ trú hoạc sản xuất.

Đối với những khách hàng mới giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thẩm định cẩn thận khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Gửi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng một cách khéo léo kỳ hạn trả nợ. Đối với những khách hàng có khả năng trả nợ nhƣng cố tình dây dƣa không trả nợ, Ngân hàng cần có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ.

66

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nhƣng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam đã có những bƣớc tiến vững chắc và thành công trong việc đảm bảo, duy trì khả năng tín dụng.

Thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu ngắn hạn, ta thấy tình hình tín dụng ngắn hạn tại BIDV Tây Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động dù mới thành lập cách đây không lâu. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng vẫn chủ yếu là nguồn vốn điều lệ từ Hội sợ, vốn huy động vẫn còn thấp trong cơ cấu. Tình hình nợ xấu ngắn hạn tƣơng đối cao nhƣng vẫn còn nằm trong mức an toàn, có thể kiểm soát đƣợc. Ngoài ra, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, có thể thấy tình hình tín dụng không ổn định chủy yếu là do việc phân bổ kế hoạch cho vay và cơ cấu cho vay chƣa hợp lí. Tuy nhiên, giữa tình hình kinh tế đầy bất ổn, nhất là đối với ngành ngân hàng đầy biến động thì những gì ngân hàng đạt đợc cũng đáng đƣợc ghi nhận.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản

Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh.

2. Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối

với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

3. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thƣơng mại, Nhà

xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại

học Cần Thơ.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản lao động xã hội.

6. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

7. Minh Hằng, 2014. Thấy gì từ hiện tƣợng ngân hàng giảm cho vay ngắn

hạn? <http://vietstock.vn/2014/05/thay-gi-tu-hien-tuong-ngan-hang-giam-cho- vay-ngan-han-757-347558.htm> [29/9/2014].

8. BIDV điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay

<http://www.vietnamplus.vn/bidv-dieu-chinh-giam-lai-suat-huy-dong-va-cho- vay/208670.vnp> [29/9/2014]

9. Thông tin báo chí số 18/2012: BIDV tổ chức tọa đàm đánh giá thực trạng

hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp <http://bidv.com.vn/Tin-tuc-su-kien/Thong-tin-bao-chi/Th--244;ng-tin-b-- 225;o-ch--237;-so-18-2012--BIDV-.aspx> [1/10/2014]

10. Thông tin nông nghiệp 2012: tự hào là mộ năm xuất siêu

<http://www.agritrade.com.vn/(S(gcuu55xwb0oqqmqroqhnpwk0))/ViewArticl e.aspx?ID=3708> [2/10/2014]

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)