Doanh số chovay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 56)

Nông, lâm, ngư nghiệp (NLNN)

Hậu Giang là một tỉnh có lƣợng đất nông nghiệp khá lớn, nguồn thu nhập chính của đa số bà con là từ canh tác lúa, cây trồng, chăn nuôi, một số khác là kinh doanh vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp. Nhƣng tỷ trọng tăng trƣởng của ngành này biến động rõ rệt qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay giảm đến 63.386 triệu đồng do ảnh hƣởng từ lạm phát, nợ xấu, Ngân hàng đã chủ động giảm doanh số cho vay theo các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Thực hiện theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại các thông tƣ: số 14/2013/TT- NHNN, số 15/2013/TT-NHNN và số 16/2013/TT-NHNN ban hành ngày 27/6/2013 về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD, VNĐ và

quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ;ngân hàng đã mạnh dạng

áp dụng mức lãi suất thấp (9%/năm) để ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp nông thôn và một số ngành ƣu tiên khác. Ngoài ra, Ngân hàng cũng áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi cho ngƣời nông dân đến vay tiền. Cho nên sang năm

45

2013, tốc độ tăng trƣởng của ngành này tăng mạnh đến 102,10% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Tình hình cho vay nông, lâm, ngƣ nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 nhìn chung có phần thấp hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm trƣớc. Trong suốt 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn: tình trạng trúng mùa nhƣng mất giá trên các nông sản chủ lực của tỉnh (khóm, mía…), giá thủy sản giảm sút, nguồn thu mua bấp bênh vẫn là vấn đề đáng ngại ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập của ngƣời dân. Vì thế, công tác thẩm định đƣợc Ngân hàng đƣa lên hàng đầu nhằm đƣa tỷ lệ rủi ro về mức thấp nhất có thể.

Công nghiệp, xây dựng (CN – XD)

Tình hình cho vay ở mảng công nghiệp - xây dựng biến động mạnh qua 3

năm. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay tăng đến 110,85% so với năm 2011.

Từ ngày 12/04/2012, Ngân hàng mạnh dạng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, điều chỉnh lãi suất cho vay bất động sản là 16%/năm và chỉ tập trung cho

vay đối với các dự án sắp hoàn thành. Ngoài ra, Ngân hàng đã triển khai các

giải pháp hỗ trợ lãi suất, ƣu tiên cho ngành công nghiệp chế biến, áp dụng lãi suất thấp hơn 0,5% so với các khoản vay thông thƣờng để kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn: Phòng quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tây Nam

Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam

Nhƣng đến cuối năm 2012, sau vụ việc vỡ nợ của Công ty Cổ phần thủy sản Bình An, thì kéo theo 1 dây chuyền tăng trƣởng nợ xấu của các công ty

46

chế biến thủy sản. Hệ lụy vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2013, số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh, ngân hàng vẫn tiếp tục các

biện pháp hỗ trợ, nhƣng bên cạnh đó Ngân hàng đã sàng lọc lại những doanh

nghiệp làm ăn không hiệu quả, và thắt chặt thẩm định hơn đối với nhóm khách hàng này. Cho nên, doanh số cho vay năm 2013 giảm 90,43% so với năm 2012.

Trong suốt năm 2013, Ngân hàng đã giảm mức cho vay đối với nhóm ngành công nghiệp xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù Ngân hàng đã thực hiện theo chỉ thị của Sở nông nghiệp là tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến của tỉnh nhà, nhƣng nhu cầu vay của ngành này vẫn không cao nguyên nhân là do tình hình giá thành phẩm luôn thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động “cầm chừng”. Ngoài ra, các công trình xây lắp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ vẫn chƣa có chỉ thị và đƣợc cung cấp ngân sách. Từ những việc trên dẫn đến doanh số cho vay của ngành công nghiệp, xây dựng giảm 31,21% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Thương mại, dịch vụ (TM - DV)

Xu hƣớng biến động dƣ nợ ngành thƣơng mại công nghiệp nhẹ hàng tiêu dùng của toàn hệ thống BIDV lên đến 2.590 tỷ đồng trong cuối năm 2011. Sang năm 2012, Ngân hàng đã giảm mức cho vay đối với ngành này, cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay giảm đến 41,00% so với năm 2011. Vị Thanh là một thành phố trẻ, năng động; ngoài ra sự ra đời liên tiếp của nhiều khu kinh tế, đô thị trong địa bàn tỉnh và huyện, góp phần thúc đẩy ngành TM - DV phát triển.

Những điều đó làm cho nhu cầu vốn của ngành này khá cao, Ngân hàng cũng nhận thấy và bắt đầu gia tăng việc cho vay với các đối tƣợng cho vay trong ngành này, cụ thể là Ngân hàng đã bắt đầu đầu tƣ cho một số dự án về nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Vì thế, doanh số cho vay của ngành này tăng nhẹ lên 8,86% trong năm 2013.

Đầu năm 2014, ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tƣ vào các dự án nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa xe có động cơ, mô tô xe máy, đồ dùng cá nhân trong gia đình, bên cạnh đó tình hình thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn ngày càng đƣợc cải thiện nên nhu cầu ngành cao. Vì thế doanh số cho vay ngành này cũng tăng đến 152,42% so với cùng kỳ năm trƣớc.

47

Ngành khác

Đối với nhóm ngành khác chủ yếu là các hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng nhƣ: cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay cán bộ nhân viên (CBNV). Do đây là đối tƣợng tri thức và có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm về thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng điện tử,... Các khoản cho vay này trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày càng phát triển. Nhƣng doanh số cho vay năm 2012 lại giảm 38,36% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh của các NHTM khác mà tiêu biểu là sự mạnh tay hơn nhƣ Agribank hay Vietinbank, làm thị phần của Chi nhánh cũng giảm xuống. Nhƣng sang năm 2013, ngân hàng đã đẩy mạnh tiếp thị và có chiến lƣợc cạnh tranh gay gắt cho mảng này, do mức độ rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại là khá thấp, lại đem lại lợi nhuận tƣơng đối cao. GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh liên tục tăng lên cùng với nhu cầu tiêu dùng cơ bản, nhƣ mua sắm xe, thiết bị gia đình và các nhu cầu khác cũng tăng cao đáng kể, đặc biệt là CBNV

(bộ phận có thu nhập khá ổn định và ngày càng đƣợc nâng cao do những chính

sách về tiền lƣơng của Chính phủ). Cho vay CBNV thƣờng thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, lại không cần thế chấp tài sản đảm bảo, và có xu hƣớng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh. Nên doanh số cho vay vào năm 2013 cũng tăng nhẹ 2,73% so với 2012.

Đối với cho vay của các ngành khác trên địa bàn tỉnh thành phố, các khoản vay này chủ yếu phục vụ các nhân và cộng đồng. Ngân hàng cũng đã có nhiều chính sách ƣu đãi, áp dụng lãi suất hấp dẫn trong các khoản vay mua nhà, xe, vay du học,.. Dẫn đến tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có xu hƣớng giảm, trong đó, cho vay nông, lâm, ngƣ nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các giai đoạn. Ngoài việc tập trung chủ yếu các khoản vay nông, lâm, ngƣ nghiệp, Ngân hàng nên mở rộng các khoản vay các ngành khác để cân đối cơ cấu ngành, tạo đƣợc nguồn thu hợp lý.

Sau đây là 2 bảng thể hiện tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

48

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam trong 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tây Nam

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam trong 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 6th 2014/6th 2014

Số tiền % Số tiền % số tiền %

NLNN 330.714 56,46 316.274 40,15 (14.439) (4,37)

CN – XD 66.658 11,38 45.857 5,82 (20.801) (31,21)

TM – DV 135.254 23,09 341.405 43,34 206.151 152,42

Ngành khác 53.140 9,07 84.216 10,69 31.075 58,48

Tổng 585.766 100,00 787.752 100,00 201.986 34,48

Nguồn: Phòng quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tây Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 56)