HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY NAM
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn đóng vay trò chủ đạo mang tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn dồi dào sẽ đảm bảo đƣợc nhu cầu về vốn của khách hàng, ngƣợc lại Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng.
Nhận thức đƣợc điều đó, Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp huy động để tạo nguồn vốn kinh doanh, bằng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở để đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng nhằm mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tín dụng.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của của Ngân hàng có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 306.759 triệu đồng (tƣơng ứng 15,73%), năm 2013 tăng đến 1.176.428 triệu đồng (tƣơng ứng 52,12%) so với cùng kỳ năm trƣớc.
Tùy theo đặc tính từng vùng miền, khu vực thì khả năng huy động vốn khác nhau, đối với BIDV Tây Nam thì tình hình cho vay cao nhƣng huy động vốn còn hạn chế. Vì thế vốn huy động chiếm tỉ trọng tƣơng đối thấp trong cơ cấu. Mặc dù Ngân hàng đã chủ động trong công tác tiếp cận chăm sóc khách hàng, áp dụng mức lãi suất linh hoạt, các công cụ tiên tiến vào quá trình thanh toán, chuyển tiền; nhƣng áp lực gián tiếp từ tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao, bên cạnh đó, lãi suất trần giảm liên tục đã dẫn đến tốc độ tăng trƣởng của vốn huy động có biến động: năm 2012 tăng 109.096 triệu đồng (tƣơng ứng
21,82%), năm 2013 lại giảm 183.172 triệu đồng (tƣơng ứng 30,07%) so với
cùng kỳ năm trƣớc.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam chỉ mới thành lập vào năm 2010, thì việc không phụ thuộc hay ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở là điều không thể. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của khách hàng quá cao, với lƣợng tiền huy động của Ngân hàng thì không đáp ứng đủ. Vì thế, trong cả 3 năm thì lƣợng vốn điều chuyển của Ngân
34
hàng rất cao, luôn trên 70% trong cơ cấu. Trong đó, lƣợng vốn điều chuyển năm 2012 tăng 197.663 triệu đồng (tƣơng ứng 13,63%), nhƣng đến năm 2013 lƣợng vốn này tiếp tục tăng mạnh 1.359.600 triệu đồng (tƣơng ứng 82,49%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong 2 năm đầu BIDV Tây Nam đã điều chuyển 1 phần vốn điều chuyển từ Hội sở của mình cho BIDV Cà Mau để hoành thành dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau. Đến tháng 4/2012, nhà máy Đạm Cà Mau (dự án có quy mô lớn nhất, phức tạp nhất trong cụm dự án) hoàn thành, nên BIDV Tây Nam đã ngừng việc điều chuyển vốn cho BIDV Cà Mau.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng trƣởng khá tốt so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động có mức tăng trƣởng tƣơng đối tốt dù vẫn chiếm tỉ trọng tƣơng đối thấp. Trong giai đoạn này, dù gặp không ít khó khăn, thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhƣng Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lƣợng vốn huy động, điều đó sẽ giúp Ngân hàng tự chủ, linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn, và đồng thời giảm đƣợc lƣợng chi phí phải trả cho Hội sở, cũng nhƣ là giảm bớt gánh nặng cho Hội sở.
Bảng 4.1 Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % VHĐ 499.998 609.094 425.922 109.096 21,82 (183.172) (30,07) VĐC 1.450.529 1.648.192 3.007.792 197.663 13,63 1.359.600 82,49 Tổng 1.950.527 2.257.286 3.433.714 306.759 15,73 1.176.428 52,12
Nguồn: Phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tây Nam
Nguồn: Phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tây Nam
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam
35